Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 37)

1.2. Nội dung quản lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nợ xấu

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

Đánh giá kết quả quản lý nợ xấu là thực hiện việc xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, thông thường được sử dụng bằng các chỉ tiêu sau :

- Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trả nợ theo hợp đồng cam kết. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dƣ nợ quá hạn

100% Tổng dƣ nợ

Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn = [(tỷ lệ nợ quá hạn năm thực hiện - tỷ lệ nợ quá hạn năm trước) / tỷ lệ nợ quá hạn năm trước] x 100%

Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn gián tiếp đánh giá quy mô tăng giảm của các khoản nợ vay có vấn đề. Nếu mức này có trị số âm chứng tỏ khả năng quản trị RRTD của ngân hàng được cải thiện theo hướng tích cực, ngược lại ngân hàng phải xem xét đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay. Tuy nhiên, nợ quá hạn chưa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này đều dẫn đến tổn thất.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần „%‟ giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, quý và cuối năm

Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)

100% Tổng dƣ nợ vay

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = [(tỷ lệ nợ xấu năm thực hiện - tỷ lệ nợ xấu năm trước) / tỷ lệ nợ xấu năm trước] x 100%

Tương tự mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ nợ xấu có giá trị dương thì rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng, khi mức giảm tỷ lệ nợ xấu tăng quá mức thì tình hình tài chính ngân hàng có khả năng bị suy giảm.

- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro (DPRR) là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho khách hàng của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ DPRR = DPRR đƣợc trích

100% Dƣ nợ trong kỳ báo cáo

Tỷ lệ DPRR phản ảnh khả năng chống đỡ của Ngân hàng đối với các khoản tổn thất tín dụng, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc lập quĩ dự phòng rủi ro hàng năm. Mức giảm tỷ lệ DPRR tăng cho thấy danh mục cho vay của Ngân hàng tăng rủi ro tiềm ẩn và ngược lại.

- Tỷ lệ xóa nợ

Tỷ lệ xóa nợ = Nợ xóa

100% Tổng dƣ nợ vay

Nợ xoá ròng = dư nợ các khoản vay đã xoá nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp để đòi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng quản trị RRTD kém vì ngân hàng có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà không thể thu hồi và ngược lại.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Khách hàng là đối tượng vay vốn của ngân hàng, là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.Vì vậy quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của ngân hàng. Sau đây là những nội dung cần đi sâu phân tích:

- Người xin vay có tín nhiệm? Nội dung cần làm rõ trước hết là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết tiêu chí đánh giá của người xin vay, bao gồm: Tư cách, năng lực, thu nhập, bảo đảm, điều kiện và kiểm soát. Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.

- Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác được tại sao khách hàng lại xin vay tiền thì cần phải làm rõ mục đích xin vay là gì? Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong sử dụng vốn và trả nợ như thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.

- Năng lực pháp lý của người vay: Nếu khách hàng là cá nhân thì cá nhân đó phải có: (i) năng lực pháp luật dân sự; (ii) năng lực hành vi dân sự.

Nếu khách hàng là tổ chức, thì tổ chức đó phải: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

- Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; (ii) bán thanh lý tài sản; (iii) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay cho ngân hàng. Điều này là vì: việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay trở nên yếu đi, khiến cho ngân hàng là chủ nợ trở nên ít được bảo đảm. Ngoài ra, một sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.

- Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: Người vay có sở hữu hợp pháp một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: Tuổi tác, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

- Các điều kiện của người vay: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.

- Khả năng kiểm soát khoản vay: Ngân hàng có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay hay không? Tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?

1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng một số nƣớc và bài học cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng chính sách xã hội huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)