3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Chính sách
3.2.2. Nhóm giải pháp nghiệp vụ
3.2.2.1. Định dạng nợ xấu trong hoạt động cho vay
Một trong những hạn chế có thể nhìn thấy được trong hoạt động quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là khả năng định dạng nợ xấu chưa cao, chủ yếu là đến khi xảy ra nợ xấu hoặc sắp xảy ra nợ xấu mới có phát hiện và mọi biện pháp đưa ra thường tương đối bị động, mang tính tình thế. Vì vậy, một vấn đề cốt yếu là phải xây dựng một hệ thống căn cứ chuẩn để định dạng nợ xấu. Để nâng cao hơn nữa năng lực định dạng nợ xấu trong hoạt động cho vay, NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần phải tiến hành đồng bộ các hoạt động sau đây:
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng một bảng câu hỏi do lãnh đạo ngân hàng cùng toàn bộ cán bộ cán tín dụng thống nhất đặt ra nhằm có những định hướng tốt trong việc nhận định nợ xấu đối với một khoản vay và làm cơ sở đề ra các giải pháp phòng ngừa khắc phục khi có nợ xấu xảy ra.
Đẩy mạnh hoạt động cung cấp, thu thập và lƣu trữ giữ liệu
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống báo cáo chi tiết về tình hình nợ có khả năng bị nợ xấu và nợ xấu đã phát sinh, giám sát chặt chẽ việc cập nhật dữ liệu thông tin khách hàng trên file giữ liệu của ngân hàng. Hiện tại, việc cung cấp thông tin của khách hàng vay vốn thường được kế toán nhập vào theo các thông tin khách hàng tự kê khai trên trên hồ sơ. Các thông tin này thường chưa đầy đủ và toàn diện đối với một khoản vay (VD: địa chỉ liên lạc thường
là địa chỉ trên Giấy chứng minh nhân dân của người vay, không phải là địa chỉ thực; số điện thoại thường là số di động, dễ thay đổi, không có thông tin về những người bảo lãnh, người thân của khách hàng vay vốn...). NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV để có một bảng hồ sơ khách hàng rõ nét, tích hợp những thông tin cần thiết trên cùng một bảng hồ sơ như : Khách hàng vay, địa chỉ hiện tại, số điện thoại di động và cố định của khách hàng, số điện thoại của người bảo lãnh, người thân, các thông tin về khoản vay, thông tin về nhắc nợ vay...đảm bảo những người quản lý và những người trực tiếp theo dõi khách hàng có thể truy cập và cập nhật dữ liệu khi cần thiết. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các phương pháp tiên tiến để phân tích số liệu, xây dựng một khung chương trình phân tích dữ liệu để kịp thời chỉ ra nợ xấu tiềm tàng đối với danh mục khoản vay hiện có để nhanh chóng có các biện pháp hữu hiệu phân tán nợ xấu.
Tiến hành thƣờng xuyên và hiệu quả hơn nữa các hoạt động đánh giá cho vay
Đưa ra những khuyến cáo rõ ràng và mang tính thực tiễn hơn trong các báo cáo kết luận của các bộ phận liên quan, đồng thời, theo dõi sát sao các hoạt động khắc phục và chỉ đạo của Ban giám đốc đảm bảo báo cáo kịp thời các phát sinh trong quá trình thực hiện. Khi phát hiện thấy nợ xấu mang tính hệ thống, thực hiện tổng kết nghiên cứu để có thể đưa vào chính sách cho vay trong thời gian sớm nhất. Để có thể làm yêu cầu này, NHCSXH tỉnh Quảng Bình cần cung cấp đủ nguồn lực về con người và kỹ thuật để đơn vị có thể tiến hành các hoạt động này tốt hơn.
Thƣờng xuyên rà soát lại các quy trình hƣớng dẫn cho vay hiện có
Lấy ý kiến từ phía bộ phận tiếp xúc khách hàng trực tiếp để nhận dạng nợ xấu phát sinh từ đó có các điều chỉnh phù hợp, hạn chế nợ xấu.
Tuân thủ nghiêm quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng do NHCSXH ban hành. Thực hiện đúng quy chế cho vay đối với từng đối tượng khách hàng trong từng chương trình cho vay cụ thể. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ vay vốn. Tuân thủ quy trình thẩm định, quyết định cho vay và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữa thẩm định và quyết định cho vay. Thống nhất với hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn và khách hàng về mức vốn vay, phân kỳ trả nợ, thời gian vay vốn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuân thủ giới hạn cho vay đối với khách hàng theo quy định.
Hoạt động tín dụng phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý nợ xấu, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý điều hành và tình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Thực hiện đúng quy trình tín dụng được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào.
Xây dựng và duy trì một Chính sách tín dụng năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh nợ xấu và lợi nhuận. Các chính sách tín dụng phải hợp lý, phù hợp với thực tế của địa bàn mà không kìm hãm tăng trưởng kinh doanh.
Rà soát việc quản lý đối với các quy trình thủ tục tín dụng để đảm bảo quy trình có đầy đủ các điểm kiểm soát. Rà soát hồ sơ vay nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của đơn vị, tránh thất thoát vốn của nhà nước.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thu hồi và xử lý nợ
- Đối với loại nợ không có tài sản đảm bảo và không liên quan đến các vụ án: NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải làm việc với khách hàng để xác định khả năng mất vốn:
+ Nếu khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ trong tương lai thì áp dụng biện pháp tái cơ cấu lại nợ (giãn nợ, khoanh nợ, cho vay lại...)
+ Nếu khách hàng có thiện chí nhưng không có khả năng trả nợ, gặp khó khăn do nguyên nhân nợ xấu khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… thì tiến hành biện pháp đề nghị khoanh nợ, xóa nợ…theo quy định của NHCSXH và của chính phủ.
+ Nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì sử dụng biện pháp Kiện ra Tòa án.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu nợ trực tiếp
NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải đưa ra chính sách xử lý nợ linh hoạt khuyến khích tất cả các đối tượng tham gia tiến trình xử lý nợ gồm cán bộ Ngân hàng, tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương các cấp. Đồng thời, đưa ra cơ chế thưởng phạt rõ ràng, những người đóng góp trong việc xử lý nợ xấu sẽ được thưởng, những người gây ra sai phạm do lỗi chủ quan dẫn đến nợ xấu sẽ phải thu hồi được nợ, trong trường hợp không thu hồi được nợ phải tự bỏ tiền ra bù đắp hoặc phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến khoản vay.
3.2.2.3. Thực hiện đánh giá, phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý và thu hồi nợ phù hợp
Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ nợ xấu trong tương lai.
Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu nguyên nhân, để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...
Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.
Việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục, và cần được chuyên môn hoá cao. Sau khi phối hợp với tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác và chính quyền địa phương rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, phải hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, cán bộ tín dụng phải báo cáo với lãnh đạo trực tiếp và ban giám đốc để chuẩn bị phương án xử lý, nếu cần thiết chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.
Đối với các khoản nợ xấu, trong vòng 10 ngày làm việc, bộ phận kế toán phải phối hợp với bộ phận tín dụng để tập trung theo dõi, xử lý, bao gồm việc đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét lại tất cả hồ sơ vay vốn và hồ sơ tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ. Tiến hành kiểm tra thường xuyên và giám sát chặt chẽ hơn đối với các khoản vay này.
NHCSXH huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cần mở rộng quan hệ hơn nữa đối với các cơ quan ban ngành trên địa bàn để có thể nắm bắt những thông tin cần thiết về khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường cũng như để đảm bảo việc thu hồi nợ nhanh chóng.
3.2.2.4. Tăng cường kiểm soát việc theo dõi khoản vay
Thường xuyên phân tích, đánh giá kỹ tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ để nâng cao hiệu quả khoản vay nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu trong hoạt động cho vay xảy ra. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra công tác hoạt động, quản lý vốn nhận ủy thác của tổ TK&VV, hội đoàn thể các cấp.
Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ
đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.
Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề và kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp; mức độ kiểm tra giám sát tuỳ thuộc vào quy mô của khoản vay. Ngay cả những khoản vay được đánh giá tốt cũng phải có những kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng như dự kiến và tình trạng của khoản vay không xấu đi, vì vậy kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu xảy ra.
Cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay, giúp ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, cán bộ tín dụng cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng, theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, đảm bảo duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác họp giao ban hàng tháng với Ban giảm nghèo, hội đoàn thể nhận ủy các cấp tại điểm giao dịch lưu động.
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, kiểm tra thực tế sử dụng vốn vay so với mục đích vay và các chứng từ đã xuất trình, kiểm soát nguồn trả nợ thông qua việc quản lý nguồn doanh thu, chu kỳ quay vòng vốn của khách hàng. Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp hay thay đổi tình trạng gia đình và nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân. Cán bộ tín dụng phải giám sát chặt chẽ dòng tiền của khách hàng vay, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo khoản vay có vấn đề. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường của khách hàng ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay cán bộ tín dụng phải kịp thời báo cáo cấp lãnh đạo trực tiếp và Ban giám đốc để có hướng xử lý kịp thời. Tránh việc kiểm tra mang tính chất đối phó, thực hiện trên giấy tờ.