Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua,khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 30 - 34)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Quản lý nhà nước về thi đua khenthưởng

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua,khen

đoàn cùng cấp để tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tổ chức tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

* Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua; phổ biến những kinh nghiệm và nêu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.

* Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;

+ Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng khen thưởng

1.2.3.1 Cơ sở pháp lý

Luật Thi đua, khen thưởng ra đời năm 2003 là đạo luật mang ký hiệu số15/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy định về thi đua và khen thưởng tại Việt Nam, cụ thể là quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và

trình tự thủ tục thi đua, khen thưởng. Từ năm 2003 cho đến nay, Luật Thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung nhiều điều được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2005 và 2013; Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005;

Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng;

Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và năm 2016 Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng để khẳng định thêm vai trò và tầm quan trọng của công tác Thi đua, khen thưởng;

Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đội, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 nam8b 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

=>Đây là cơ sở pháp lý để mọi ngành, lĩnh vực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt được mục tiêu đề ra góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Các văn bản quy phạm pháp luật và nhiều văn bản khác liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng ngày càng được hoàn thiện cho thấy được sự quan tâm liên tục của Đảng, Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng đã giúp cho việc quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gặp nhiều thuận lợi hơn; cán bộ phụ trách làm công tác thi đua, khen thưởng trở nên chuyên nghiệp hơn. Công tác xét tặng các danh hiệu thi đua rõ ràng, minh bạch; khen thưởng xứng đáng với công sức của người lao động đã tạo nên không khí làm việc hăng say, mang lại giá trị cao cả về tinh thần lẫn vật chất. Mỗi cá nhân, tập thể dựa trên những quy định về nguyên tắc,

phạm vi, đối tượng, hình thức tổ chức thi đua và đề xuất khen thưởng để đưa ra những định hướng và giải pháp hiệu quả trong suốt quá trình thi đua, khen thưởng.

1.2.3.2. Nhận thức của người lãnh đạo

Người lãnh đạo không chỉ là người trực tiếp gây ảnh ưởng, định hướng cho các cá nhân trong tổ chức thực hiện các hoạt động để đạt mục tiêu tổ chức.Trong công tác tổ chức người lãnh đạo là người chỉ đạo hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Trong công tác thi đua khen thưởng nói chung và quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng nói riêng người lãnh đạo cũng chính là người phát đông các phong trào thi đua và hướng mọi cá nhân trong tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu của phong trào và giúp cho mọi cá nhân thấy được ý nghĩa của việc khi họ tham gia tích cực vào phong trào thi đua, mang lại những kết quả như mong muốn thì họ sẽ nhận được những phần thưởng cao quý.

Người làm công tác thi đua, khen thưởng ngoài việc nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì cần có lòng nhiệt tình với công việc, phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, có năng lực tổ chức để hướng cho mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

Trong cuộc sống nói chung và trong phong trào thi đua nói riêng, mỗi người đều mong muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình nên việc khen thưởng được lãnh đạo thực hiện công bằng, kịp thời là rất quan trọng. Mỗi lời động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quảcông việc sẽ tốt hơn. Trong một tập thể, điều đó sẽ góp phần tạo nên không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ, tổng kết phong trào thi đua mới đưa ra bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thưởng nặng về yếu tố tinh thần. Thực hiện tốt điều này là chúng ta đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Thi

đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”; công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải nghiên cứu cả một quá trình, để đúc kết do đó tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng nhất thiết phải sớm đi vào ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức để nâng cao năng lực tham mưu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

1.2.3.3. Ý thức tự giác của nhân viên

Trong việc tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng nói chung, ý thức tự giác của nhân viên là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công trong tổ chức hay thực hiện các phong trào. Vì bỡi lẽ các phong trào thi đua mục tiêu ngay từ đầu là tạo cho các cá nhân thực hiện một cách tự giác và chủ động để đạt được các kết quả. Việc các nhân viên không tự giác thực hiện trong việc thực hiện tốt các phong trào không những làm cho phong trào thi đua không đạt được mục tiêu ban đầu mà còn gây cảnh hưởng đến tâm lý chung của tổ chức trong việc năng động sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc chung.

Trong những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông tốt mà rất nhiều tấm gương tốt, ngưởi tốt, việc tốt được nêu gương, được nhân rộng và được giới thiệu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và điều đó đã minh chứng choviệc đội ngũ nhân viên đã ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia vào các phong trào thi đua. Thi đua là để cùng nhau học tập, tiến bộ, chia sẻ những kinh nghiệm lao động sáng tạo, có thêm nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, tăng năng suất trong lao động. Việt Nam đã thoát nghèo và đang trên con đường đi lên phát triển hội nhập cùng năm châu, nếu mỗi công dân Việt Nam có ý thức tự giác phấn đấu thì mức sống được cải thiện, môi trường bớt ô nhiễm...Phong trào thi đua luôn mang trong mình một giá trị, ý nghĩa thiết thực khác nhau, khi đó sự tham gia tự nguyện và ý thức tự giác của nhân viên đóng vai trò kiên quyết để tổ chức và thực hiện thành công phong trào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)