1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của Luận văn
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về thi đua khenthưởng tại tỉnh
thưởng tại tỉnh Tiền Giang
2.3.1. Thành tựu
Trên cơ sở nghiêm túc quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.
Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể nhân dân và các tầng lớp nhân dân được nâng lên; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và quản lý của chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng được tăng cường. Phong trào thi đua và công tác khen thưởng triển khai theo đúng kế hoạch đề ra; đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương.
Hệ thống văn bản về thi đua, khen thưởng hoàn chỉnh cơ bản; hoạt động của các cụm, khối thì đua và công tác xét thì đưa dần đi vào nề nếp; nhận thức về vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong lãnh đạo ngành, địa phương, đơn vị đã có những chuyển biến tích cực, phong trào thi đua và công tác khen thướng luôn đổi mới, nhiều ngành, địa phương sáng tạo, có cách làm hay, được triển khai cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bám sát được nhiệm vụ chính trị và chỉ tiêu kế hoạch nhà nước của từng ngành, địa phương và đơn vị.
Cán bộ, đảng viên đã nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng; từ đó xác định trách nhiệm trong việc phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua, góp phần thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
Nội dung, hình thức và các biện pháp tổ chức phong trào thi đua tiếp tục được đổi mới, phát huy được trí tuệ của tập thể cán bộ, công nhân, viên chức, cộng đồng các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trên địa bàn. Thông qua các phong trào thi đua ngày càng xuất hiện nhiềugương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, Quốc phòng, An ninh, xây dựng Đảng,
Chính quyền, Mặt trận tổ quốc,... Tiêu chuẩn, đối tượng và hình thức khen thưởng tiếp tục được đổi mới theo hướng tăng cường khen các đối tượng lao động trực tiếp lao động, sản xuất, những đối tượng lập thành tích đột xuất; xây dựng thang bảng điểm sát với chức năng, nhiệm vụ của từng khối thi đua để đánh giá chính xác hơn kết quả thực hiện phong trào thi đua, xét khen thưởng theo đặc thù từng ngành, từng cấp; các hình thức khen thưởng đã đa dạng, phong phú hơn.
Công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; chủ trong khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng những người trực tiếp lao động sản xuất, đã có tác dụng động viên, cổ vũ kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Đặc biệt đã hoàn thành cơ bản việc trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan làm công tác thi đua, khen thường với các cơ quan Báo đài trong việc giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, những tấm gương người tốt, việc tốt, tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng.
Đạt được những thành tích nêu trên trước hết bắt nguồn từ việc thực hiện đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở. Đó còn là biểu hiện của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của nhân dân và cán bộ, chiến sỹ toàn tỉnh trong đó có những nhân tố mới, điển hình mới, những điển hình tiên tiến làm nòng cốt trong phong trào thi đua. Đồng thời có sự đóng góp quan trọng của quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng theo đó bộ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp, các ngành được tăng cường, kiện toàn củng cố đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng.
2.3.2 Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng cũng như quản lý nhà nước đối với công tác này trong thời gian qua ở tỉnh Tiền Giang cũng còn yếu kém, tồn tại đó là thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng không đồng đều và chưa phát huy hết hiệu lực quản lý, cụ thể:
Phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều, liên tục, có nơi còn mang tính hình thức. Một số phong trào thi đua chưa xác định rõ mục tiêu, chưa xây dụng được tiêu chỉ thi đua cụ thể, trong chỉ đạo chưa kịp thơi nắm bắt những vấn để thực tiễn và chưa thực sự gần với lợi ích của người lao động, do đó chưa thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến tuy có chuyển biến, nhưng một số ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, chưa được liên tục và chưa có sức thuyết phục cao. Phần lớn là công việc của các cơ quan báo trí tham gia tuyên truyền với mức độ khác nhau, mới dừng lại ở mức độ phản ánh thông tin; chưa đi sâu vào bản chất, quá trình vận động, nét mới và sáng tạo của gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới. Đặc biệt sự hấp dẫn, lôi cuốn thuyết phục trong thông tin tuyên truyền chưa được hiệu quả và tạo điều kiện để các điển hình thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và báo cáo điển hình trong cơ quan, ngành, địa phương.
Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số ngành, địa phương chưa chặt chẽ, chưa đúng quy định, không đảm báo quy trình, thủ tục, còn có biểu hiện nể nang, cào bằng, cá biệt có tình trạng xét, đề nghị “luân phiên” còn biểu hiện “tích điểm” để nhận khen thưởng.và thời gian dẫn đến có tập thể, cá nhân được khen thường nhưng thành tích chưa thật sự tiêu biểu để nhân rộng gương điển hình tiên tiến. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng hạn chế: phát động phong trào thi đua hàng năm, giai đoạn chưa sâu, chưa tìm ra mục tiêu, hình thức và nội dung mới; chưa sử dụng các loại hình thi đua với phong trào thi đua.
Cho nên khen thưởng còn tràn lan chưa đúng đối tượng. Hằng năm, chưa xác định được biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng các ngành, các cấp chưa phát huy hết vai trò trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật vê khen thưởng; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên; một số nơi coi trọng công tác khen thường nhưng không coi trọng việc tổ chức các phong trào thi đua. Nhiều nơi khi tổ chức phát động thi đua làm rầm rộ nhưng sau đó lại không tích cực triển khai thực hiện dẫn đến tình trạng phong trào. Việc kiểm tra đôn đốc phong trào chưa thực hiện thường xuyên, sơ kết, tổng kết chưa sâu, còn nặng nề về hình thức. Một số đơn vị địa phương có phong trào thi đua tốt nhưng lại chưa thực sự quan tâm đến tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển phong trào mạnh hơn. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến còn lúng túng. Tại một số cơ quan, đơn vị, việc chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức coi nhẹ phong trào thi đua, chỉ trú trọng khen thưởng cuối năm, làm mất đi ý nghĩa thực của công tác thi đua - khen thưởng; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua - khen thưởng của nhà nước chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của tình hình mới.
2.3.3. Nguyên nhân
Một số nơi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, thậm chí chỉ chú trọng công tác khen thưởng, chưa đầu tư thời gian cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua. Nhận thức của người đứng đầu trong công tác thi đua, khen thường còn chưa đầy đủ, toàn diện, chưa nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong tình hình mới nên chưa thật sự quan tâm, đề cao trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Một số nơi lãnh đạo Đảng, chính quyền còn có biểu hiện coi nhẹ, buông lỏng, thậm trí còn tình trạng “giao phó” nhiệm vụ cho cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng, vai trò lòng cốt của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phong trào thi đua chưa được phát huy đúng mức.
Việc tổ chức phong trào thi đua còn nhiều hạn chế, còn chưa đồng đều giữa các địa phương, ngành, lĩnh vực; chưa động viên khuyến khích quần chúng tham gia phong trào, nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh đơn thuần. Không ít phong trào thi đua còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, chưa có chiều sâu... Do đó chưa tạo được động lực thúc đẩy toàn xã hội hăng hái thi đua. Sự phối hợp giữa Mặt trận và các đoàn thể trong tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ.
Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng chưa được sâu rộng. Chưa phát huy hết vai trò của các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền về thi đua, khen thưởng. Việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa kịp thời. Việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiên tiến làm còn ít so với thông tin phản ảnh về các hiện tượng tiêu cực của xã hội. Chưa phát huy hết vai trò của cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tuyên tuyền về các phong trào thi đua còn chưa sát với thực tế và sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng một số nơi ở đơn vị, địa phương còn kiêm nhiệm, thiểu về số lượng, năng lực còn hạn chế vì vậy chưa làm tốt công tác tham mưu tổ chức phong trào thi đua, kiểm tra đánh giá hiệu quả của phong trào thi đua, chưa phát hiện kịp thơi các điển hình tiên tiến để đề xuất khen thưởng, thậm chí trong quá trình thẩm định hồ sơ khen thưởng chưa đảm báo chính xác và kịp thời. Công tác bồi dưỡng, bố trí, sử dụng còn nhiều bất cập, thiếu ổn định; bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức.
Kết luận Chương 2
Trong thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Cán bộ, đảng viên đã nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, các phong trào thi đua đã đến được với đại đa số người dân, các quy định về thi đua, khen thưởng của tỉnh đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Việc ban hành và xây dựng các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng ở tỉnh Tiền Giang đã có nhiều tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; việc xây dựng những chính sách về thi đua, khen thưởng đã có nhiều cố gắng và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đã có nhiều cố gắng và đem lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời trong Chương 2 chỉ ra những kết quả của phong trào thi đua yêu nước đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội. Trên cơ sở đó nhìn nhận được những thành tựu từ công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, đồng thời nhận biết được các tồn đọng, hạn chế và xác nhìn định những nguyên nhân của các hạn chế này. Từ đó là căn cứ quan trọng để đưa ra các phướng hướng và giải pháp ở chương 3 của luận văn này.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI
TỈNH TIỀN GIANG 3.1. Phương hướng
Thứ nhất , tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 34CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI), Thông trí số 11-TT/TU ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, Khen thưởng trong các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ngay từ những tháng đầu năm.
Đồng thời, căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017; Thủ trưởng các cấp, các ngành có kế hoạch, biện pháp thi đua cụ thể để tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trong toàn cơ quan, đơn vị, nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2017, làm tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giai đoạn 2016- 2020.
Thứ hai, quán triệt và triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ
Đối với Luật Thi đua, khen thưởng cần tập trung quán triệt sâu rộng hơn nữa trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, nhất là đối với cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý thi đua, khen thưởng việc quán triệt nắm vững Luật để triển khai chức năng, nhiệm vụ được giao có ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình triển khai Luật tăng cường công táctổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những điểm cần bổ sung đề nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với sự phát triển thực tế của đời sốngxã hội.
Trên cơ sở quán triệt và triển khai của các tổ chức trong hệ thống chính rị, của các Bộ ngành Trung ương, các địa phương thì Luật Thi đua, khen thưởng mới trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Để nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng quá trình đổi mới quản lý Nhà nước với công tác này cần quán triệt một sốvấn đề sau:
Công tác thi đua, khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, cơ quan đơn vị;
Phải tập trung vào việc đổi mới nội dung phương thức hoạt động thi đua, khen thưởng. Nội dung thi đua cần thiết thực, tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao, đồng thời phát hiện, giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ cơ sở, từ phong trào thi đua. Hình thức thi đua phải đa dạng, hình thức khen thưởng phải phong phú và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, từng địa phương, đơn vị;
Thi đua, khen thưởng phải là công việc của bản thân mỗi người, mỗi cơ quan