Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quảcông tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 100 - 101)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua,khen thưởng

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quảcông tác

với công chức Văn phòng kiêm nhiệm công tác thi đua khen thường ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Khảo sát điều tra thực trạng trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng hiện có, dự báo sự phát triển và nhu cầu về cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, hàng năm, tỉnh cần đầu tư mở thêm lớp đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các cuộc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các cơ quan, đơn vị về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ này có đủ yêu cầu về trình độ theo các ngạch công chức, tiêu chuẩn của các chức vụ đảm nhận và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng làm thi đua khen thưởng, nhất là về năng lực tổ chức phong trào thi đua.

Đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng hiện đại các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật thi đua, khen thưởng theo định kỳ, nhằm mang lại cho các cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng học hỏi thêm kinh nghiệm, phương pháp mới về cách quản lý, tổ chức triển khai các phong trào thi đua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổng kết, đánh giá, thanh tra, kiểm tra. Từ đó, công tác thi đua, khen thưởng sẽ dần dần có được sự thống nhất cao độ và hiệu quả trong công tác tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng công tác thi đua, khen thưởng

Nhằm nhìn nhận những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém từ đó chỉ ra nguyên nhân và nêu lên các giải pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng cần thực hiện một cách nghiêm túc, phải tiến tới tính thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương và đảm bảo sự chính xác dựa vào điều kiện, tiêu chuẩn,

đối tượng của các phong trào thi đua. Tăng cường pháp chế công tác thi đua khen thưởng, để không thực hiện một cách hình thức, quan liêu và tiêu cực trong thi đua, khen thưởng. Công tác khen thưởng cần lấy kết quả thi đua làm căn cứ xem xét, đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ, chính xác; khen thưởng theo hướng thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không cộng dồn thành tích, không lấy danh hiệu thi đua làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh khen thưởng trùng lắp, chỉ tập trung vào đối tượng là lãnh đạo, quản lý. Thống nhất thực hiện nguyên tắc một thành tích không đề nghị nhiều hình thức khen thưởng khác nhau trong cùng một thời điểm, cũng như không đề nghị các cấp khác nhau cùng khen thưởng cho một thành tích, như vây mới nâng cao chất lượng công tác khen thưởng đúng người, đúng thành tích và giá trị khen thưởng mới thực sự được nâng lên.

Tiếp tục đổi mới công tác bình xét thi đua và công tác khen thưởng; phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và đúng đối tượng; chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân ở cơ sở và những cá nhân trực tiếp lao động sản xuất. Với những trường hợp có thành tích đột xuất do đặc thù công việc hoặc sự việc có tính chất bất ngờ, không phải kế hoạch từ trước hay một phong trào nào đó, thành tích xuất sắc và đặc biệt xuất sắc cần được khen thưởng đúng lúc, kịp thời.

Thông qua sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, cần chỉ ra những kết quả đạt được, những ưu điểm cần phát huy và khắc phục những hạn chế, tồn tại. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)