Triển khai kịp thời và hướng dẫn cácvăn bản của Nhà nước về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 105 - 113)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về thi đua,khen thưởng

3.2.7 Triển khai kịp thời và hướng dẫn cácvăn bản của Nhà nước về công tác

tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua là công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trường, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là một yếu tố quan trọng trong việc phát huy nội lực để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời là một công cụ quản lý nha nước của Chính phủ, của các bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp ở cơ sở. Do đó, lãnh đạo các cấp ủy Đảng, đoàn thể phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua- khen thưởng để tổ chức lãnh đạo và quản lý. Cán bộ, công

chức làm công tác thi đua, khen thưởng phải nắm vững những quy định về nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện thi đua để tham mưu có hiệu quả cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo đơn vị đẩy mạnh các phong trào thi đua, yêu nước.

Trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn đã cho thấy đã xuất hiện nhiều vấn đề cũng như những thách thức mới đối với hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng căn cứ hướng dẫn của Trung ương để lập kế hoạch xây dựng các văn bản cần thiết để tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành nhằm làm cơ sở pháp lý để thực hiện đối với một số hoạt động của quản lý như phải xác định được mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ công tác cụ thể hàng năm và từng giai đoạn.

Để bảo đảm thực thi pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; các cơ quan cần:

- Tổ chức phân công có hiệu quả các cá nhân, đơn vị làm công tác thi đua, khen thưởng; công tác thi đua, khen thưởng muốn đạt hiệu quả cao, phải quan tâm đến tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức thực thiện công tác thi đua, khen thưởng. Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng tại các cơ quan nhà nước nói chung đang từng bước được kiện toàn. Đây là lực lượng nòng cốt, quan trọng nhằm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung, các công việc liên quan của công tác thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường đôn đốc, theo dõi công tác thi đua bằng cách thay đổi tư duy để nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trò của công tác thi đua. Tránh tình trạng hiểu thi đua chỉ là nhất thời. Ngược lại, thi đua phải trường kỳ, phải toàn diện... công tác thi đua phải tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; phải dấy lên phong trào thi đua trong mọi công việc hằng ngày.

Trong thi đua, không thả nổi giữa chừng. Không để tình trạng người làm tốt không được khen, ai không hoàn thành cũng không có hình thức phê phán, làm cho phong trào thi đua không đồng đều ở mọi người, không có tính liên tục trong các giai đoạn.

- Tăng cường đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác thi đua, khen thưởng như xác định cụ thể các chế độ, chính sách thù lao theo công việc trong quy trình tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở những nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng được luận giải ở chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở tỉnh Tiền Giang trong chương 2 để đưa ra một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở chương 3 như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động trong các phong trào thi đua; Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các cấp, ngành trong triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thôn tin trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; Triển khai kịp thời và hướng dẫn các văn bản của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN

Thi đua khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Công tác thi đua, khen thưởng là công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, là công cụ quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cấp cơ sở.

Thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, thông qua thi đua khen thưởng sẽ phát huy mạnh mẽ nội lực của mội người, cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương trong cả nước. Cán bộ nghiệp vụ thi đua khen thưởng cần phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tốt công tác khen thưởng.

Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý Nhà nước; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng không những góp phần tạo ra động lực phong trào mà qua đó, những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời sẽ tác động không nhỏ, động viên tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Trong những năm qua, công tác thi đua khen thưởng ở Tiền Giang đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi, qua đó những nhân tố tích cực được phát hiện và khen thưởng kịp thời đã khuyến khích tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của quần chúng dẫn đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lượng cao, đem lại lợi ích cho xã hội.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng tỉnh Tiền Giang cần: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính

quyền trong thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động trong các phong trào thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm trước mắt là đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả của công tác thia đua khen thưởng mang lại và góp phần phát triển kinh tế xã hội nước nhà nói chung và Tiền Giang nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ VII(2005), Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII.

2. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương (2010), Tập bài giảng: Chủ tịch Hồ Chí Minh với thi đua, khen thưởng.

3. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương (2014), Tài liệu Tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng.

4. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua, khen thưởng (2013) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua yêu nước”, Thi đua, khen thưởng Việt Nam 65 năm đổi mới và phát triển.

5. Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Tạp chí Thi đua, khen thưởng (2014), “Đảng ta với công tác thi đua, khen thưởng qua từng thời kỳ cách mạng”, số 172, tr.6,tr.7.

6. Bộ Chính trị (2004), Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

7. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khenthưởng.

8. Chính Phủ (2005), Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua ,khen thưởng,và Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. 9. Chính Phủ (2014), Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính

Phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, HàNội.

10. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc lệnh thưởng ngày 26/01/1946.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, HàNội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, X của Đảng, NXB Sự Thật, HàNội.

13. Luật Thi đua khen thưởng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành, năm2014.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013

15. Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

16.UBND tỉnh Tiền Giang, Báo cáo Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2011-2015. 17. UBND tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm

2010 -2015.

18. UBND tỉnh Tiền Giang, Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2016 & phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2017

19. UBND tỉnh Tiền Giang, Tài liệu tập huấn công tác thi đua-khen thưởng năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)