Vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua,khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 44 - 49)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Quản lý nhà nước về thi đua khenthưởng

1.2.5. Vai trò của quản lý nhà nước về công tác thi đua,khen thưởng

Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự quản lý của nhà nước bởi vì:

Thi đua khen thưởng là biện pháp nhằm động viên, lôi cuốn mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội năng động sáng tạo, đóng góp hay có thành tích trong hoạt động xã hội đó, phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mang tính rộng lớn, đa dạng khác nhau. Do đó cần có sự quản lý nhà nước đối với hoạt động này nhằm bảo đảm sự công bằng và đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các tổchức, cá nhân nhằm phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả thi đua cần có sự đánh giá đúng, khách quan,có thưởng phạt kịp thời để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào phong trào thi đua.

Thứ ba, lịch sử cho thấy các nhà nước trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều thực hiện vai trò thưởng phạt, đó là ban thưởng những người có công và xử lý những người có hành vi phạm pháp luật. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, sự quản lý đối với hoạt động thi đua, khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước, do vậy Nhà nước phải quản lý công tác này.

Thứ tư, kết quả thi đua cần có sự đánh giá đúng, khách quan, có thưởng phạt kịp thời, rõ ràng để động viên khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào phong trào thi đua do đó để bảo đảm thực hiện được các tiêu chí trên việc quản lý nhà nước về công tác này là tất yếu.

Thứ năm, nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua trở thành động lực thúc

đẩy xã hội phát triển. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nhà nước, do vậy nhà nước phải quản lý công tác này. Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/5/1998 của Bộ chính trị về đổi mới côngt ác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng...".

Ngày 21 tháng 5 năm 2014, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW [13, tr 1, 2], nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau: Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở, gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân.Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật.

Thi đua, Khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen

thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Kết luận Chương 1

Chương 1 luận văn đã phân tích những vấn đề chung nhất về thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng. Có thể nói rằng thi đua, khen thưởng ngày càng có vai trò quan trọng và tác dụng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trước hết là từ sự động viên lôi cuốn mọi cá nhân tầng lớp trong xã hội tích cực tham gia lao động sản xuất, đến việc ghi nhận nhận thành tích đóng góp cho xã hội và cho đất nước.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng để các hoạt động đó diễn ra theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Từ những vấn đề mang tính cơ sở khoa học quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Từ những khái niệm về thi đua, khen thưởng, mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng để thấy được vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu của thi đua, khen thưởng.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng muốn đạt hiệu quả thì cần xác định được: Chủ thể quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, những nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và thấy được sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Chủ thể quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao trùm từ cấp Trung ương, cấp Bộ và cấp cơ sở. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng chính sách; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết và nhân rộng các cá nhân, tập thể tiêu biểu; hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Thi đua, khen thưởng cần có sự quản lý của Nhà nước vì đây là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua các phong trào thi

đua sẽ phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng phải dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng. Đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải tiến hành đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cần phải đồng bộ từ trung ương tới địa phương để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cho quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngày càng đạt hiệu quả cao

Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung khoa học liên quan đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại Chương 2 và đề xuất những giải pháp trong Chương 3 của Luận văn.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại tỉnh tiền giang (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)