1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về thi đua,khen thưởng tại tỉnh Tiền Giang
2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua,khen thưởng
chỉ đạo chung còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ như: mẫu báo cáo, mẫu biểu thống kê, cách tiến hành sơ kết tổng kết ở cơ sở.
Trên cơ sở tuyên truyền phổ biến quán triệt, UBND tỉnh rất coi trọng việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chẳng hạn trong công tác thi đua, tỉnh đã yêu cầu các ngành, các cấp, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cụ thể hóa mục tiêu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và chấm điểm thi đua đối với các huyện, thị xã, xã phường, thị trấn, các trường học...
Đối với công tác khen thưởng cũng vậy, tỉnh đã có những quy định cụ thể hóa về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức, thủ tục, hồ sơ quy trình xét khen thưởng và đã chỉ đạo áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.
Nhìn chung trong công tác quản lý thi đua, khen thưởng thời gian vừa qua ở các địa phương trên cả nước cũng như tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đã gắn hai khâu tuyên truyền và tổ chức thực hiện với nhau do vậy các văn bản quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được triển khai một cách nghiêm túc và bước đầu có hiệu quả.
2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng thưởng
Hiện nay, Giám đốc Sở Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng của tỉnh, lãnh đạo Ban Thi đua – Khen thưởng gồm: 01 Phó Giám đốc Sở Nội vụ phụ trách công tác của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; 02 Phó Trưởng Ban. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh có: 03 Phòng (02 Phòng Nghiệp vụ và Phòng Hành chính - Tổng hợp). Các cơ quan, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh đã bố trí 01 cán bộ thuộc Văn phòng kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tỉnh. Ở các huyện,
thành phố bố trí 01 cán bộ thuộc Phòng Nội vụ làm công tác thi đua, khen thưởng, do 01 lãnh đạo phòng phụ trách. Đối với cấp xã, phường, công tác thi đua, khen thưởng được giao cho công chức văn phòng - thống kê kiêm nhiệm.
Quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị và các Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về Thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng của tỉnh. Các Sở, Ban, Ngành, huyện, thị xã đã bố trí cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn tổng hợp, có năng lực tổ chức phong trào thi đua đảm nhận công tác này. Mặc dù nhà nước chưa có trường đào tạo nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng, hàng năm tỉnh vẫn quan tâm cử cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở ban thi đua, khen thưởng tỉnh, ở các ngành, đoàn thể, các huyện thị đi đào tạo, bồi dưỡng tại các lớp tập trung, tại chức để nâng cao năng lực hoạt động, công tác và đủ yêu cầu về trình độ theo ngạch công chức như: Lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và những lớp ngắn hạn do tỉnh tự tổ chức để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thị xã. Từ khi có Luật Thi đua, khen thưởng, tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách ở các xã, phường, các huyện, thị xã, Sở, Ban, Ngành của tỉnh.
Từ năm 2010 - 2016, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đều chủ động,tích cực tham mưu giúp Sở Nội vụ tổ chức mỗi năm 01 lớp (mỗi lớp khoảng hơn 100 cán bộ, công chức) tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng theo chuyên đề, chuyên mục, cập nhật cũng như hướng dẫn thực hiện tốt các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng như nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ; Thông tư 07/2011/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nội vụ; Quyết định số 37QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các văn bản hướng dẫn. các biểu mẫu hướng dẫn nghiệp vụ khác nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen
thưởng ở các xã, phường, các huyện, thị xã, Sở, Ban, Ngành của tỉnh tạo điều kiện cho đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.2.5. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng
Công tác sơ kết, tổng kết, tặng thưởng hình thức khen thưởng ở hầu hết các địa phương những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Đây là hoạt động được coi là rất quan trọng trong công tác thi đua, khen thưởng. Lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tiền giang đã nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng và trách nhiệm của các cấp, ngành đối với công tác này trong quá trình thực hiện quản lý, quan tâm đến việc quán triệt mục đích, yêu cầu sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá được kết quả của công tác này gồm những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng.
Tổng kết Chỉ thị số 35/CT-TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới, sau hơn 12 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, thể hiện rất rõ sự cố gắng của tỉnh Tiền Giang như:
Qua tổng kết Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh công tác thi đua, khen thưởng đã có chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, đối ngoại và tăng cường đoàn kết dân tộc. Phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức sâu rộng, từng bước đổi mới nội dung, hình thức phát động thi đua bám sát thực tiễn, gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đã có hàng trăm nghìn lượt người được khen thưởng với các hình thức do các cấp Trung ương, Bộ, Ngành và địa phương, cơ bản hoàn thành khen thưởng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Qua đây, Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang chỉ ra được các tồn tại yếu kém của công tác thi đua, khen thưởng trên các mặt lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giám sát kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội trong công
tác thi đua, khen thưởng đánh giá cao những chuyển biến tích cực trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và kết hợp của các tổ chức chính trị, xã hội; hình thức, biện pháp thi đua phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn. Trên cơ sở sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, phát hiện điển hình tiên tiến để tuyên truyền và nhân rộng, tỉnh Tiền Giang đã kết hợp chặt chẽ giữa thi đua với khen thưởng kịp thời, coi khen thưởng là một trong những biện pháp cơ bản để đánh giá kết quả, đánh giá những thành tích, những cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của tập thể và cá nhân. Khen thưởng đúng lúc, kịp thời cũng là nguồn khích lệ, động viên nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
Đồng thời qua tổng kết cũng rút ra được các bài học kinh nghiệm sau:
Công tác thi đua khen thường phải thường xuyên được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tổ chức, vận động thực hiện.
Phong trào thi đua phải có mô hình, phải xây dụng tiêu chỉ rõ ràng, có chủ để, có tên gọi để nhớ, có nội dung thiết thực, có cách làm cụ thể, có kiểm tra, đánh giá để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, trong xã hội; tăng cường mới kết hợp trong thi đua và khen thưởng, khen thưởng phải đúng và kịp thời.
Nơi nào tổ chức bộ máy và đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng ổn định, có năng lực trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình công tác, được quan tâm đúng mức thì nơi đó công tác thi đua, khen thưởng được duy trì thường xuyên, có nề nếp và hiệu quả cao.
Thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét thi đua, tạo mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen thưởng, để thi đua thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng. Khen thường phải chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, đáp ứng yêu câu động viên, giáo dục, nêu gương trong quần chúng nhân dân.
TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CẤP NHÀ NƯỚC VÀ CẤP TỈNH TỪ NĂM 2010 - 2016
(Nguồn: Ban thi đua khen thưởng tỉnh Tiền Giang 2017)
Số TT Hình thức khen thưởng Tổng số Khen thưởng
Thường xuyên Chuyên đề, đột xuất Niên hạn Đối ngoại Cống hiến Kháng chiến
Tổng số Tỷ lệ % Tập thể Cá nhân Tổng số Tỷ lệ % Tập thể Cá nhân Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % LĐ từ cấp phòng trở lên Không phải là lãnh đạo QL LĐ từ cấp phòng trở lên Không phải là lãnh đạo QL 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 1 Huân chương các hạng 599 472 78,8 139 177 103 53 8,8 / / 53 / / / / 18 3,0 56 9,3
2 Huy chương kháng chiến 713 / / / / / / / / / / / / / / / / 713 100
3 Danh hiệu vinh dự nhà nước
(Mẹ VNAH) 4.119 / / / / / / / / / / / / / / / / 4.119 100
4 Cờ thi đua Chính phủ 56 56 100 / / / / / / / / / / / / / / / /
5 Bằng khen TTg 1.524 1.064 78,7 296 462 306 121 9,9 13 / 108 / / / / / / 339 11,4
6 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 05 05 100 / / / / / / / / / / / / / / / /
Số
TT Hình thức khen thưởng
Số lượng khen thưởng
Khen thưởng
Thường xuyên Chuyên đề, đột xuất Đối ngoại Kháng chiến
Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tập thể Cá nhân Tổng số Tỷ lệ % Tập thể Cá nhân Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % LĐ từ cấp phòng trở lên CC. VC, NLĐ LĐ từ cấp phòng trở lên CC. VC, NLĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 Bằng khen 37.308 100 19.275 51,6 7.186 5.398 6.691 17.884 48 6.575 5.018 6.291 149 0,4 / / 2 CSTĐ cấp tỉnh 804 100 804 100 / 522 282 / / / / / / / / / 3 Cờ thi đua cấp tỉnh 980 100 591 / 591 / / 389 / 389 / / / / / / 4 Giấy khen 58.317 100 29.761 / 9.136 8.126 12.499 28.556 / 8.937 8.961 10.658 / / / /
5 Chiến sĩ thi đua cơ sở 17.568 100 17.568 100 / 7.682 9.886 / / / / / / / / /
6 Tập thể LĐXS,
(Đơn vị QT) 3.618 100 3.618 100 3.618 / / / / / / / / / / /
7
Các hình thức khen thưởng, tôn vinh khác (doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu)
338 100 338 100 91 247 / / / / / / / / / /
Nhìn chung, phong trào thi đua yêu nước tỉnh Tiền Giang trong những năm qua đã thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004, Chỉ thị số 34CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị; được các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần huy động tốt hơn các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đạt mức tăng trưởng kinh tế khá; các lĩnh vực văn hóa-xã hội đều có bước tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn đảm bảo… , đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh. Kết quả đạt được trên góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Cụm thi đua Tây Nam bộ trong năm những năm qua.