đại học công lập trên địa bàn Hà Nội
Các trường đại học công lập đóng trên địa bàn Hà Nội bao gồm ba nhóm: (i) Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo ( Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa);
(ii) Trường trực thuộc các Bộ chủ quản khác ( Đại học Luật Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp, Học viện Hành chính Quốc gia thuộc Bộ Nội vụ).
(iii) Trường thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý như: Đại học Thủ đô.
Ngoài ra còn các trường thuộc khối quân đội và công an có cơ chế quản lý rất đặc thù như Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát, Đại học phòng cháy chữa cháy…
Việt Nam là một quốc gia đơn nhất, một hệ thống văn bản pháp luật. Vì thế, thể chế QLNN đối với các trường ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội trước hết chịu sự điều chỉnh chung của các văn bản pháp luật của cơ quan trung ương như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học; Quyết định 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện; Nghị định 127/2018/ NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về việc tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 về quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học; Nghị định 27/2015/NĐ-CP ngày 10/3/2015 của Chính phủ về việc quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú"; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020; Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học; Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Bên cạnh đó, với đặc thù là thủ đô Hà Nội; vì vậy ngày 21/11/2012, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Thủ đô. Luật Thủ đô chỉ quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô - đơn vị hành chính đặc biệt, duy nhất của cả nước, còn những vấn đề gì Luật không quy định thì đương nhiên Hà Nội vẫn phải thực hiện quy định chung của hệ thống pháp luật giống như các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Trong lĩnh vực giáo dục tại Điều 12 Luật Thủ đô quy định về phát triển giáo dục và đào tạo . Theo đó, một trong những mục tiêu ưu tiên của Thủ đô là phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước, có uy tín ở khu vực và quốc tế trong tương lai . Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia; xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô theo hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và đất nước.
(1). Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh bộ máy QLNN đối với các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
Căn cứ vào quy định pháp luật, bộ máy QLNN đối với các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đứng đầu là Chính phủ, sau đó đến Bộ Giáo dục và đào tạo, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cụ thể việc QLNN đối với hệ thống giáo dục SĐH đã được thiết lập như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý nhà nước chung về hoạt động giáo dục của các trường đại học công lập và quản lý trực tiếp một số cơ sở đào tạo đại học công lập. Tại các cơ sở thuộc sự quản lý trực tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp ngân sách và quyết định trực tiếp đến nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của các trường này.
- Các Bộ khác có trường đại học trực thuộc sẽ chịu trách nhiệm phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo QLNN theo thẩm quyền. Ví dụ: chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo…; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định cụ thể việc đào tạo...
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý hành chính theo lãnh thổ các trường đại học công lập trực thuộc các Bộ đóng trên địa bàn; quản lý các trường đại học công lập trực thuộc thành phố theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật. Cụ thể căn cứ theo Nghị định 127/2018/ NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục:
Đối với các trường ĐHCL trưc thuộc các bộ, Uỷ ban nhân dân chấp thuận việc thành lậpcơ sở giáo dục đại học, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học; cấp giấy c hứng nhận đăng ký đầu tư cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; cấp giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt quy hoạch xây dựng trường,; tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; kiểm tra và xác nhận các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn theo quy định.
Đối với các trường ĐHCL trực thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp việc cho UBND thành phố trong lĩnh vực giáo dục.
(2) Quy định về tổ chức, bộ máy các trường ĐHCL
Các nội dung này được xác định cụ thể trong Chương II Luật Giáo dục đại học 2012 ( sửa đổi, bổ sung 2018) gồm 14 điều từ Điều 14 đến Điều 27 quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học nói chung cũng như
ĐHCL nói riêng; thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; ng đào tạo; sáp nhập, chia tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học).
Căn cứ Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện . Theo quy định tại Quyết định này, trường đại học được phép hoạt động đào tạo khi đáp ứng đủ các điều kiện như: Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ; có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; địa điểm xây dựng trường phải đảm bảo về môi trường giáo dục, an toàn cho người dạy, người học và những người lao động theo nội dung Đề án thành lập trường đã cam kết; có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định; có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của trường đại học; có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo...Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo bao gồm: Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo; báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường; chương trình đào tạo; thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Sau 03 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực, trường đại học vẫn không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo này chính thức hết hiệu lực.
Về tổ chức, bộ máy, theo Nghị định 127/2018/ NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Chủ tịch UBND thành phố quyết định thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định.
Đối với các trường ĐHCL trực thuộc Bộ thì thẩm quyền này thuộc về Bộ trưởng bộ “chủ quản”.
(3) Hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trường ĐHCL.
Hoạt động đào tạo được quy định tại Chương IV Luật Giáo dục đại học, gồm 6 điều (từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về mở ngành, chuyên ngành đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh; chương trình, giáo trình giáo dục đại học; tổ chức và quản lý đào tạo; văn bằng giáo dục đại học. Cụ thể hoá hơn, ví dụ về chỉ tiêu tuyển sinh, căn cứ quy định của thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày 12/6/2012 sửa đổi điều 6 của Thông tư số 57 và Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trường ĐHCL được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo theo năm tài chính,. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường được xác định chủ yếu dựa trên số lượng đội ngủ giảng viên cơ hữu của trường và diện tích sàn xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, thực hành và giải trí của sinh viên. Các chỉ tiêu này có sự khác nhau ở các nhóm ngành cũng như ở các nhóm trường, ví dụ các trường đào tạo nhóm ngành nghệ
thuật, nhóm ngành khoa học y học thì tỷ lệ này thường cao hơn các nhóm ngành khoa học xã hội hoặc kinh tế.
Về hoạt động khoa học công nghệ, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018) dành hẳn một chương để quy định về hoạt động khoa học và công nghệ (Chương V), gồm 4 điều (từ Điều 39 đến Điều 42) quy định về mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ; nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ; trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
(4) Hệ thống các quy định pháp luật về cơ sở vật chất và chế độ chính sách. Nội dung này quy định trong Luật giáo dục đại học tại Chương X gồm 4 điều từ Điều 64 đến Điều 67 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học; quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học. Ngoài ra còn được thể chế hóa trong các văn bản hướng dẫn như: Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.
Về nguyên tắc xác định học phí của các cơ sở giáo dục đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên
cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước. Trên cơ sở thu việc sử dụng học phí được quy định như sau: “ Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường” (Điều 14 Nghị định 86/2015/NĐ-CP).
Để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học huy động ngày càng nhiều các nguồn lực đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng, cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khoản 6 Điều 65 Luật giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương tr nh đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo”.
(5) Hệ thống các quy định pháp luật về giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo
Chương VIII Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định chung về giảng viên, gồm 5 điều (từ Điều 54 đến Điều 58): tiêu chuẩn giảng viên; nhiệm vụ và quyền của giảng viên; chính sách đối với giảng viên; giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên; các hành vi giảng viên không được làm.