Để có thể tiến hành các cuộc cải cách trên các lĩnh vực cần có triết lý cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Trên cơ sở đó từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh tế. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực giáo dục, trong tổ chức bộ máy… chúng ta cũng tiến hành nhiều cuộc cải cách. Tuy nhiên kết quả thu được khá hạn chế, hay nói cách khác chúng ta vẫn loay hoay trong công cuộc cải cách. Nghị quyết trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ phải đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục” theo đó nhân mạnh trách nhiệm: “ quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo” Không chỉ dừng ở đó Đại hội Đảng lần thứ XII đã gợi mở việc không còn cơ quan chủ quản. Phiên họp của Chính phủ ngày 30/6/2016, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thông điệp phương châm của Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2021 là: “ Chính phủ kiến tạo chứ không phải chạy theo sự vụ”.
Các hệ thống đại học trên thế giới rất đa dạng, do mỗi nước có điểm xuất phát khác nhau và trình độ phát triển cũng rất khác nhau. Nhưng nhìn chung, các hệ thống đang có xu thế chuyển dần về phía tăng cường tự chủ và tự quản. Sự kiểm tra về cung cấp tài chính hãy còn duy trì khá phổ biến. Chính sách và quyết định của nhà nước chỉ xác định khung pháp lý cho các cơ sở đại học hoạt động. Việc xác định những mức độ tự chủ nhất định cho các trường đại học là rất cần thiết để hệ thống đại học có thể đáp ứng một cách hiệu quả và mềm dẻo những thay đổi của điều kiện thị trường. Mục đích chủ
yếu của việc giao quyền làm chủ cho hệ thống giáo dục đại học có thể hoạt động một cách có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Thể chế tự chủ cao hơn là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của các cuộc cải cách đại học, đặc biệt là những cuộc cải cách nhằm đa dạng hoá và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả.
Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sở đại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhà nước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ của các cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở. Quyền được tự chủ cao hơn, được tham gia nhiều hơn là cơ sở để xây dựng ý thức trách nhiệm của các cơ sở đại học, cũng như các phương thức giám sát nhằm giảm thiểu tính cơ hội, tệ tham nhũng và chi tiêu kém hiệu quả. Tự chịu trách nhiệm là khái niệm mới trong thuật ngữ quản lý giáo dục đại học, được ghi trong Điều 55 của Luật Giáo dục. Thuật ngữ “Accountability” được sử dụng tương đương với các thuật ngữ khác nhau trong tiếng Việt như: tính trách nhiệm, sự chịu trách nhiệm, trách nhiệm xã hội. Để đảm bảo tính thống nhất, trong phạm vi bài viết tác giả vẫn dùng thuật ngữ tự chịu trách nhiệm được quy định trong Luật Giáo dục.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội trường đại học phải tự chịu trách nhiệm của mình, đó là trách nhiệm với với xã hội và trách nhiệm với nội bộ nhà trường, như vậy có thể hiểu “trách nhiệm” là “khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra”. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý nghĩa của con người.
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. Tăng cường quá quyền tự chủ mà không đặt yêu cầu về tự chịu
trách nhiệm sẽ có nguy cơ dẫn đến vô chính phủ, giảm sút chất lượng, chạy theo lợi ích trước mắt. Ngược lại, tăng cường sự chịu trách nhiệm mà hạn chế quyền tự chủ sẽ trói buộc các cơ sở đại học, không tạo ra động lực và cơ chế cho sự vận hành tự nhiên, hạn chế sự mềm dẻo, linh hoạt, khả năng đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội. Duy trì sự can thiệp đúng mức của nhà nước thông qua các công cụ pháp lý, quy chế, tài chính để rồi từ bỏ dần sự can thiệp trực tiếp vào quản lý vi mô, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở đại học là cần thiết. Mặt khác, để có thể sử dụng các lực lượng thị trường, tạo động lực cho giáo dục đại học một cách đúng mức, cần có sự tham gia của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường vào việc điều chỉnh và nâng cao sự chịu trách nhiệm của các cơ sở đại học [16]
Thứ nhất, Tự chủ và tự chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý bộ máy
Để tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội trong tổ chức đào tạo thì bộ máy quản lý của các trường phải tiếp tục được hoàn thiện, đồng thời có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các đơn vị.
Đối với Hội đồng trường: thực tế những trường đã thành lập cho rằng hoạt động của Hội đồng trường có nhiều lúng túng, mang tính hình thức đối phó. Vai trò, chức năng của Hội đồng trường không rõ ràng, không đầy đủ. Quyền hạn của Hội đồng trường không được khẳng định trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các trường. Mối quan hệ “ Đảng ủy – Ban Giám hiệu – Hội đồng trường” tại các trường còn chồng chéo, không rõ ràng. Các trường cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị trong lĩnh vực đào tạo, theo hướng giao cho Phòng Đào tạo thực hiện đúng chức năng. Bên cạnh đó, có kiến nghị với Bộ GD&ĐT sớm ban hành quy định cụ thể về Hội đồng trường, về mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Đảng ủy trường.
Nhà trường tự chủ hoàn toàn trong công tác tổ chức, nhân sự đồng thời chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhà nước về các quyết định về tổ chức, nhân sự của mình.
Thứ hai, Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính
Quản lý tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính. Đây là vấn đề then chốt nhằm đảm bảo quá trình tự chủ và tự chịu trách nhiệm được thực hiện đầy đủ, khách quan, công bằng và minh bạch.
Để tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường cần thực hiện:Phân cấp cho các đơn vị trong trường: mở rộng nguồn thu và khoán chi; hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường
Thứ ba, Tự chủ và tự chịu trách nhiệm phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo – điều kiện then chốt đảm bảo trách nhiệm về chất lượng đào tạo
Với mục đích xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tiến tới vượt chuẩn để có thể thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực đào tạo, các trường cần tăng cường phân cấp tuyển dụng tới các đơn vị; xây dựng chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên; xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ hợp lý; sử dụng, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người.
Thứ tư, Tự chủ và tự chịu trách nhiệm hoạt động đào tạo
Nhằm hoàn thiện các quy định, quy trình liên quan đến phân cấp, quản lý đào tạo để tiếp nhận và thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong tổ chức đào tạo, các trường đại học cần triển khai các nội dung cụ thể như sau:
+ Tự chủ và trách nhiệm xã hội về kế hoạch đào tạo: Để khắc phục tình trạng các trường mở rộng quy mô quá lớn so với các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo và để nhà trường có điều kiện ổn định và đầu tư phát triển, phải tạo hành lang pháp lý để căn cứ vào các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhà trường được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo theo một chỉ tiêu đào tạo và giữ ổn định
Bộ GD&ĐT cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các trường đại học căn cứ vào đó thực hiện, tránh tình trạng các trường tuyển sinh vượt quá kế hoạch, chỉ tiêu cho phép. Tiến tới xóa bỏ cơ chế chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh, các trường chủ động tuyển sinh theo khả năng đào tạo của mình và nhu cầu thị trường lao động
+ Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong công tác tuyển sinh: Nên chăng trong khi chưa tiến hành xóa bỏ chỉ tiêu biên chế thì hằng năm cơ quan quản lý nhà nước giao chỉ tiêu “một cục” cho trường căn cứ vào quy định tỷ lệ sinh viên đối với giảng viên và tỷ lệ sinh viên có chỉ tiêu ngân sách và sinh viên ngoài chỉ tiêu.
Tiêu chuẩn tuyển sinh: Đã được quy định thông qua các quy định của quy chế tuyển sinh và xét duyệt điểm chuẩn cho từng trường.
Khu vực tuyển sinh: Có một số nhà trường giới hạn khu vực tuyển sinh theo địa phương hoặc khu vực. Cần cho phép mở rộng khu vực tuyển sinh một khi đã đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo.
Phương thức tuyển sinh: Việc áp dụng hình thức tuyển sinh khác với thông lệ là lấy điểm thi của 3 môn làm điểm chuẩn hiện đang còn chịu sự quản lý của nhà nước. Nên giao quyền tự chọn hình thức thi cho các trường để nhà trường tự chịu trách nhiệm về kết quả tuyển sinh của mình.
+ Tự chủ và trách nhiệm xã hội về chương tr nh đào tạo: Các trường căn cứ vào đặc điểm của mình có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo theo khung chương trình quy định, vừa đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, vừa thể hiện được thế mạnh chuyên môn của từng trường.
Tiếp tục đầu tư để mở các ngành theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, đảm bảo nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, tiếp cận chương trình một số trường đại học quốc tế.
Mặt khác, trong bối cảnh một số trường chưa có khả năng xây dựng giáo trình, tài liệu thì cơ quan quản lý có thểcho phép trường chủ động nhập các giáo trình tài liệu chuyên môn từ các trường, các nước tiên tiến trên thế giới để về giảng dạy, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về nội dung của các giáo trình, tài liệu đó.
+ Tự chủ và trách nhiệm xã hội trong tổ chức đào tạo: Các hình thức đào tạo: Chính quy, chính quy không tập trung, vừa học vừa làm, từ xa, tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng, bổ túc… Tuy nhiên không phải trường nào cũng được mở đầy đủ các loại hình này mà phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép. Điều này có thể dẫn tới cơ chế xin – cho trong quản lý hành chính. Đây là vấn đề hạn chế trong quyền tự chủ của nhà trường, dẫn đến hạn chế hiệu quả và hiệu suất của các cơ sở đào tạo, không khai thác và phát huy hết tiềm năng của các nguồn lực này sẵn có và tạo nguồn lực mới cho cơ sở đào tạo. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước chỉ đề ra chuẩn cho các loại hình đào tạo (về nhân lực, cơ sở vật chất, quy chế đào tạo) còn để cho các trường tự tổ chức đào tạo theo chuẩn ban hành trên tinh thần chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả
Phương thức đào tạo: Đào tạo niên chế là phương thức phổ biến đại trà ở nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây một số trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, liên kết đào tạo, đào tạo chuyển đổi là những loại hình đang được hình thành và nhân rộng theo sự quản lý của nhà nước. Các ngành nghề đào tạo: Theo khối ngành, theo lĩnh vực được quản lý chặt chẽ qua một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật – từ danh mục ngành đào tạo đến các thủ tục xây dựng hồ sơ mở ngành và phải xin được sự cho phép
của các cơ quan quản lý nhà nước. Nên chỉ quy định khung thời lượng và trình độ của các môn học để các trường tự xây dựng và tổ chức đào tạo.
+ Tự chủ và trách nhiệm xã hội về giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn thực hành: Cần có quy định thống nhất về giảng dạy và nghiên cứu, trên cơ sở đó từng trường có các văn bản quy định riêng của mình, chủ yếu là các tiêu chuẩn thi đua để bình chọn các danh hiệu.
Quản lý giảng dạy: Giảng dạy ở các trường đại học chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học, chưa thực sự là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.
Quản lý nghiên cứu khoa học (NCKH): Còn chưa kết hợp chặt chẽ với giảng dạy, chưa được coi là một phương pháp giảng dạy đại học và kết quả NCKH cũng chưa được coi là một thành tích học tập tích lũy.
Quản lý thực hành, thực tập: Chưa đảm bảo chất lượng thực hành, thực tập do cơ sở vật chất không đổi mới kịp với ựu thay đổi của chương trình GDĐH.
Do vậy, Nhà nước cần giao cho nhà trường quyền tự chủ trong việc xác định cách thức quản lý giảng dạy, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành thực tập sao cho phù hợp với điều kiện và ngành nghề từng trường.
Thứ năm Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kiểm tra, đánh giá
Một trong những điều kiện cơ bản để có thể giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là mỗi trường có một hệ thống kiểm tra, đánh giá với giảng viên và học viên, từ đó từng bước đẩy mạnh phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, nghiên cứu nhằm xây dựng vị thế của từng trường.
Quy chế kiểm tra đánh giá và công nhận tốt nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành cũng như các quy chế trước đó có nhiều điểm dành cho trường chủ động đề xuất cho phù hợp với đặc điểm của mình, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm
giới hạn quyền tự chủ của các trường (như quy định về học tập, ngừng học và thôi học hoặc các quy định về điều kiện tốt nghiệp không nên giống nhau ở các trường khác nhau). Do đó, cần có quy định giao quyền chủ động tổ chức thi tuyển cho các trường thì giao cả quyền xây dựng thang điểm và chuẩn tuyển cho các loại hình thi khác nhau của các trường khác nhau
Cần công khai hóa chuẩn đầu ra: công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập. Đổi mới công tác quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập.
Thực hiện đánh giá của giảng viên, sinh viên đối với bộ phận quản lý đào tạo, đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Việc lấy ý kiến phản hồi từ người học giúp nhà trường có thông tin hữu ích