Nhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cũng nhƣ mục tiêu cao nhất về tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc ta hiện nay là tất cả vì con ngƣời, cho con ngƣời, đề cao quan điểm coi con ngƣời vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, quan hệ giữa nhà nƣớc với công dân là quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Một trong những đặc trƣng, thuộc tính cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền là sự thƣợng tôn pháp luật, và pháp luật đó có mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của con ngƣời. Trong Nhà nƣớc pháp quyền, giữa Nhà nƣớc và cá nhân có mối quan hệ gắn bó tƣơng hỗ. Nhà nƣớc có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và tự do của cá nhân, đồng thời cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc, với xã hội và với các cá nhân khác. Cá nhân và những quyền nhân thân của họ là những đối tƣợng thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải đƣợc bảo vệ trƣớc mọi xâm hại.
Yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch phải đƣợc tăng cƣờng thƣờng xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, cần thiết phải đƣợc tiến hành toàn diện đối với mọi đối tƣợng trong xã hội nhằm xây dựng môi trƣờng trong đó mọi ngƣời đều hiểu biết và tôn trọng, thực hiện đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, để đáp ứng đƣợc các điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì pháp luật về thực
hiện đăng ký hộ tịch phải không ngừng đƣợc hoàn thiện, không ngừng đƣợc đổi mới. Với mục tiêu đó, yêu cầu chung đặt ra đối với việc thực hiện đăngký hộ tịch trong thời gian tới phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và kịp thời, đầy đủ những nội dung của hệ thống pháp luật thực hiện đăng ký hộ tịch có liên quan; chú trọng xây dựng các quy định pháp luật cụ thể để nâng cao tính hƣớng dẫn thực hiện. Đồng thời, việc thực hiện đăng ký hộ tịch phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết.
3.1.2. Thực hiện đăng ký hộ tịch phải đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
Xã hội văn minh ngày càng đề cao con ngƣời - bao gồm cả quyền chính trị, quyền dân sự và quyền xã hội - nhƣ là trung tâm, động lực và mục tiêu của phát triển. Vì vậy, quyền con ngƣời, quyền công dân, là vấn đề quan trọng, là nội dung cơ bản của bất kỳ một bản Hiến pháp nào trên thế giới.
Luật Hộ tịch là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản ở tầm Luật để điều chỉnh riêng về lĩnh vực hộ tịch, sau nhiều năm điều chỉnh bằng các Nghị định của Chính phủ. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật hộ tịch có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cƣ nói chung. Có thể coi đây là cuộc “cách mạng” trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hƣớng từng bƣớc chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới.
Việc thực hiện đăng ký hộ tịch ở nƣớc ta hiện nay đã mở rộng dân chủ và tính công khai trong hoạt động đăng ký hộ tịch. Loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho ngƣời dân, đoạn tuyệt triệt để với những tàn dƣ của căn bệnh quan liêu, cửa quyền trong giải quyết các vấn đề hộ tịch của ngƣời dân; xây dựng các thủ tục hành chính mới theo hƣớng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Thực hiện đăng ký hộ tịch còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ, nó tạo cho mọi ngƣời
dân những cơ hội ngang nhau trong việc thụ hƣởng tốt nhất dịch vụ đăng ký hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ.
Phục vụ tốt quyền đăng ký hộ tịch của ngƣời dân, sẽ là biểu hiện cao độ của việc chăm lo chu đáo đến quyền lợi của ngƣời dân, sẽ loại trừ đƣợc những nhũng nhiễu mang tính ban phát, tiêu cực trong đăng ký hộ tịch hiện nay.
3.1.3. Thực hiện đăng ký hộ tịch phải bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan pháp luật có liên quan
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một ngƣời từ khi sinh ra đến khi chết. Vì vậy, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có mối quan hệ mật thiết với quản lý nhà nƣớc thuộc các lĩnh vực của các ngành khác nhƣ: quản lý Căn cƣớc công dân, quản lý dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các văn bằng, chứng chỉ, hồ sơ cán bộ công chức và Bảo hiểm xã hội... Thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch giúp xác định các thông tin về nhân thân của một con ngƣời; đồng thời giúp cho cơ quan chức năng phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời những cá nhân cố tình chỉnh sửa các giấy tờ hộ khẩu, hộ tịch để trốn tránh nghĩa vụ hoặc trốn tránh xử lý của pháp luật...
Những vấn đề về hộ tịch đƣợc xếp vào các lĩnh vực khác nhau, cái thì thuộc nhóm lĩnh vực về quyền con ngƣời, cái thì thuộc lĩnh vực xã hội, cái thì thuộc lĩnh vực an ninh-quốc phòng. Do cách sắp xếp nhƣ vậy nên Chính phủ cũng phân công các cơ quan khác nhau chủ trì xây dựng dự án: Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế, đồng thời Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội cũng phân công các cơ quan chủ trì thẩm tra khác nhau: Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc phòng - an ninh, Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Hiện nay, việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhiều văn bản pháp luật khác nhau đòi hỏi sự đồng bộ, thống nhất cao. Có thể kể đến đó là: Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc tịch, Luật Nuôi con nuôi, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật Dân sự, Luật Căn cƣớc công dân, Luật Dân số, Luật trẻ em…
3.1.4. Việc thực hiện đăng ký hộ tịch phải phù hợp yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế chính và hội nhập quốc tế
Thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch theo hƣớng đơn giản, minh bạch, tạo sự kết nối với các lĩnh vực khác liên quan đến công dân, tiết kiệm chi phí cho ngƣời dân và Nhà nƣớc.
Tuân thủ nghiêm và bám sát các yêu cầu của Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Lựa chọn đúng lĩnh vực ƣu tiên, đúng những khâu đột phá và xây dựng chính sách, pháp luật theo đúng định hƣớng về cải cách thể chế gắn với cải cách hành chính nói chung, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp trong việc thực hiện công tác xây dựng pháp luật, nhất là đối với việc xây dựng thể chế trong các lĩnh vực có liên quan đến chức năng, quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và cắt giảm gánh nặng hành chính; công khai minh bạch các chính sách, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho ngƣời dân, tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Đẩy mạnh phân cấp việc giải quyết thủ tục hành chính cho các cấp chính quyền địa phƣơng theo hƣớng các Bộ, ngành trung ƣơng tập trung vào xây dựng, hoạch định chính sách, thanh tra, kiểm tra; các cấp chính quyền địa phƣơng là cấp tổ chức thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ công. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền, theo đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Các bộ, ngành, địa phƣơng siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính; tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc và từng cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm các trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong phục vụ nhân dân.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ theo hƣớng tăng cƣờng sự gắn kết giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử, sự gắn kết trong chỉ đạo với tổ chức thực thi các nhiệm vụ cải cách; bảo đảm tính tập trung, thống nhất, giảm cơ cấu tổ chức với việc không tổ chức Ban Chỉ đạo tại các Bộ, ngành, các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã; tăng cƣờng họp và làm việc chuyên đề của Ban Chỉ đạo để bàn chuyên sâu từng vấn đề cần quan tâm cải cách trong từng giai đoạn, có sự phản biện của các chuyên gia, hiệp hội và địa phƣơng.
3.2. Giải pháp chung bảo đảm việc thực hiện đăng ký hộ tịch trên phạm vi cả nƣớc
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ tịch
Đất nƣớc ta đang trong quá trình cải cách đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Về đối nội tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy nhà nƣớc và dân chủ hóa trong toàn xã hội, trong đó hệ thống pháp luật nói chung và phap luật về hộ tịch nói riêng từng bƣớc đƣợc xây dựng theo hƣớng mở rộng dân chủ về quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Tuy nhiên,theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch 2014 đến ngày 1/1/2016 khi Luật Hộ tịch có hiệu lực các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 2 Thông tƣ, 1 Thông tƣ liên tịch. Nhƣng cho đến nay chúng ta mới chỉ ban hành đƣợc 1 Nghị định và 1 Thông tƣ, đó là:
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; ban hành, hƣớng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lƣu động; ủy quyền thực hiện đăng ký hộ tịch.
Chúng ta vẫn còn thiếu Nghị định quy định về thủ tục cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ.
Tại Điều 14 Luật Hộ tịch quy định “Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh”. Tại Điều 12 Luật căn cƣớc công dân quy định “Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam”, “Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân”. Để bảo đảm thực hiện thống nhất Luật hộ tịch và Luật căn cƣớc công dân trong việc cấp Số định danh cá nhân, Bộ Công an cần chủ trì, phối hợp với Bộ Tƣ pháp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định trong đó có nội dung quy định về thủ tục cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ. Và Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Để thực hiện Khoản 2 Điều 59 Luật Hộ tịch “Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử”, Bộ Tƣ pháp cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục đăng ký hộ tịch trực tuyến, cũng nhƣ sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc thực hiện đăng ký hộ tịch đăng ký hộ tịch
Trong điều kiện các nhiệm vụ của công chức tƣ pháp – hộ tịch ngày càng mở rộng và tăng cƣờng, việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để đội ngũ công chức tƣ pháp – hộ tịch có thể triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua cho thấy, việc bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho việc thực hiện các nhiệm vụ tƣ pháp – hộ tịch vẫn còn hạn chế, đã ảnh
hƣởng tới việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cƣờng kinh phí và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức và hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn về việc thực hiện đăng ký hộ tịch.
Để Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đƣợc đi vào thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi cả hệ thống chính trị nói chung và với vai trò là cơ quan Thƣờng trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan Tƣ pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở phải chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp tập trung chỉ đạo kịp thời công tác này trên địa bàn tỉnh, với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, gắn kết với việc tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đến nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, duy trì trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội;
Các hình thức, biện pháp tuyên truyền cần đƣợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng kiến với các hình thức tuyên truyền mới phù hợp. Tiếp tục sử dụng các hình thức tuyên truyền truyền thống nhƣ tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua tài liệu tuyên truyền (Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, video… với các nội dung tuyên truyền pháp luật đơn giản, ngắn gọn) và khéo léo kết hợp với