Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiệnđăng kýhộ tịch trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Phòng Tƣ pháp huyện Đan Phƣợng hiện nay có 03 biên chế, 1 lãnh đạo và 02 chuyên viên đều có trình độ Đại học Luật. Toàn huyện có 16 xã, thị trấn, với 27 công chức Tƣ pháp- Hộ tịch. Trong đó, 10/16 xã, thị trấn có 2 công chức Tƣ pháp - hộ tịch, 1 xã có 3 công chức Tƣ pháp - Hộ tịch, 05/16 xã, thị trấn có 01 công chức Tƣ pháp - hộ tịch. Có 25/27 công chức có trình độ Đại học Luật và chuyên ngành khác, 02 công chức có trình độ Thạc sĩ Luật.

Để việc thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao, UBND huyện đã yêu cầu phòng Tƣ pháp và UBND các xã, thị trấn bố trí những công chức có nhiều kinh nghiệm trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch để đảm bảo giải quyết đúng quy định, đúng thời hạn và giải quyết kịp thời các trƣờng hợp hộ tịch có nhiều vƣớng mắc.

Về cơ bản, đội ngũ công chức Tƣ pháp - Hộ tịch đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Luật Hộ tịch về bố trí công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện. Cán bộ làm công tác hộ tịch của phòng Tƣ pháp, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch xã, thị trấn đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội tổ chức và đƣợc cấp chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ hộ tịch. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện tổ chức giao ban định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm để đánh giá hoạt động tƣ pháp nói chung và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng. Thông qua đó nhằm trao đổi, hƣớng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong đăng ký, quản lý hộ tịch tại cơ sở.[33], [34], [35], [36]

2.2.3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Thực hiện Luật Hộ tịch gắn với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, các xã, thị trấn đã đƣợc trang bị máy tính, máy in, máy scan, hệ thống internet nhằm phục vụ cho công tác tƣ pháp nói chung và việc thực hiện đăng ký hộ tịch nói riêng; đồng thời giúp cán bộ chuyên môn tra cứu các

văn bản hộ tịch cũng nhƣ nghiên cứu các thông tin phục vụ cho công việc hàng ngày. Trong thời gian thực hiện Luật Hộ tịch từ năm 2016 đến nay, UBND huyện đã đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy tính, máy in, máy scan, mạng internet từ huyện đến xã, đảm bảo tại mỗi cơ quan đăng ký hộ tịch đều có hệ thống máy tính, máy in, máy scan, mạng internet phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện đăng ký hộ tịch của cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký hộ tịch và cơ quan quản lý.

Trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch và xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, huyện Đan Phƣợng đã nhận đƣợc sự quan tâm của UBND thành phố và các đơn vị cung cấp phầm mềm. Tính đến hiện nay các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đã đƣợc trang bị phần mềm (eSAM), cấp tài khoản khai sinh điện tử ( trên trang điện tử: https://khaisinhdientu.moj.gov.vn/) , tài khoản dịch vụ công trực tuyến của thành phố Hà Nội ( trên trang điện tử: http://motcua.hanoi.gov.vn/) để thực hiện đăng ký hộ tịch điện tử cho công dân. Công chức Tƣ pháp - Hộ tịch đã đƣợc tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm, máy móc công nghệ thông tin; sử dụng thành thạo, linh hoạt phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện đăng ký hộ tịch, đảm bảo kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu quốc gia về dân cƣ, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định của Luật Hộ tịch và tính bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.

Thành phố Hà Nội đã triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ

https://dichvucong.hanoi.gov.vn. Đây là địa chỉ tích hợp duy nhất trong việc cung

cấp DVCTT của toàn thành phố để cung cấp kết nối với phần mềm một cửa điện tử và liên thông với quá trình xử lý nghiệp vụ của từng TTHC. Đồng thời, đây là kênh tiếp nhận ý kiến góp ý, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến cho ngƣời dân về giải quyết TTHC. Việc triển khai DVCTT mức độ 3, mức độ 4 đã đƣợc thực hiện với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, đơn giản hóa các thủ tục, tạo mọi thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, DVCTT thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức và hiệu quả trong việc triển khai, ứng dụng CNTT của toàn thành phố nói chung cũng nhƣ trên địa bàn huyện Đan Phƣợng nói riêng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch, UBND huyện đã xây dựng, triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của Thƣờng trực HĐND, UBND, các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn. Cổng thông tin điện tử của huyện đã cung cấp các thông tin về họat động của cơ quan, đơn vị huyện, các xã, thị trấn và các dịch vụ hành chính công. Huyện đã tập trung đầu tƣ xây dựng và triển khai các ứng dụng đáp ứng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ và các dịch vụ hành chính phục vụ tổ chức, công dân. Ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan đã bám sát, phục vụ đắc lực các mục tiêu của chƣơng trình cải cách hành chính. Tiến hành tổ chức tập huấn lại cho cán bộ lãnh đạo, công chức một cửa, công chức tƣ pháp – hộ tịch. Phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các xã, thị trấn tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Nhà văn hóa các thôn, tổ dân phố, cụm dân cƣ. Phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền cải cách hành chính và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các đối tƣợng: cán bộ, công chức xã; Ban chấp hành Đoàn xã và các đoàn viên; Hội liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh, nông dân, hƣu trí, mất sức lao động; giáo viên và học sinh trƣờng trung học cơ sởđể hỗ trợ cho các tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)