Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đăngký hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45)

Yếu tố điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký hộ tịch có ảnh hƣởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động đăng ký hộ tịch. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất đƣợc nâng cao thì các hoạt động liên quan đến quản lý hộ tịch có điều kiện và khả năng thực hiện tốt. Điều kiện văn hoá, xã hội không ngừng phát triển, mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ, tầm nhìn của ngƣời dân không ngừng cải thiện, đặc biệt là tƣ duy pháp lý. Ngƣời dân có điều

kiện tiếp xúc với phƣơng tiện thông tin đại chúng thông qua: truyền hình ti vi, sách báo, mạng internet nên hiểu biết pháp luật hộ tịch ngày càng đƣợc nâng cao và việc thi hành, tuân thủ pháp luật hộ tịch có những chuyển biến tích cực rõ rệt nhƣ việc đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn ngày càng tăng.

Ngƣợc lại, khi điều kiện kinh tế kém phát triển, cuộc sống ngƣời dân nghèo đói thì hiện tƣợng vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật hộ tịch nói riêng sẽ xảy ra càng nhiều. Bởi mối quan tâm hiện tại của ngƣời dân là miếng cơm, manh áo nên họ thờ ơ, không quan tâm đến những vấn đề khác, thậm chí có khi còn vi phạm các quy định của pháp luật.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức và cá nhân đƣợc xác định là một trong những mục tiêu trọng tâm để hiện đại hóa nền hành chính, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử.

Do đó yếu tố cơ sở vất chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký quản lý hộ tịch cũng rất quan trọng, nếu các cơ quan đƣợc quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký hộ tịch đầy đủ hiện đại thì công tác đăng ký hộ tịch mới có điều kiện đƣợc thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả.

Ngƣợc lại nếu đơn vị không đƣợc quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký hộ tịch đầy đủ hiện đại thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện công tác đăng ký hộ tịch.

1.3.6. Trình độ dân trí, văn hóa, phong tục, tập quán của người dân

Khi trình độ dân trí cao, ngƣời dân sẽ ý thức đƣợc quyền và trách nhiệm của bản thân khi thực hiện đăng ký hộ tịch, sẽ hạn chế đƣợc tình trạng sinh không khai, tử không báo.

Phong tục, tập quán thực chất là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể cƣ dân trong một cộng đồng tự quản (thôn, làng, xã ). Các quy tắc này đƣợc sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tộc ngƣời hoặc mang tính khu vực và ẩn chứa những quan niệm sâu xa về triết học, nhân sinh gốc gác, cội nguồn.

Về mặt tích cực, phong tục tập quán là một kênh của pháp luật hộ tịch khi trong trƣờng hợp pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng phong tục tập quán qui định trong hƣơng ƣớc, quy ƣớc trên cơ sở pháp luật. Phong tục tập quán có khả năng điều chỉnh hành vi thông qua dƣ luận xã hội: ca ngợi, khuyến khích cái đẹp, cái thiện, lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Đó là những công cụ để điều chỉnh hành vi đạo đức. Khi có ý thức hành vi tốt con ngƣời sẽ thực hiện đăng ký hộ tịch một cách tích cực, đúng đắn bảo đảm quyền và nghĩa vụ của bản thân, tạo nên xã hội công bằng văn minh.

Về mặt tiêu cực, lối sống phong tục tập quán tồn tại bất thành văn, thƣờng chỉ hiểu một cách ƣớc lệ, tính tản mạn, địa phƣơng, không đảm bảo có thể thực hiện thống nhất trong phạm vi rộng. Những hủ tục lạc hậu làm cản trở việc thực hiện đăng ký hộ tịch về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn…

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, luận văn đã cơ bản đã làm rõ đƣợc các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan đến thực hiện đăng ký hộ tịch nhƣ: khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của thực hiện đăng ký hộ tịch ở cấp huyện, cũng nhƣ chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện đăng ký hộ tịch gồm: yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật, cơ sở vật chất, tình trạng dân trí…

Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận, pháp lý của công tác đăng ký hộ tịch cho thấy vị trí, vai trò của thực hiện đăng ký hộ tịch không chỉ đối với việc đảm bảo hiệu lƣc, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hộ tịch mà còn góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nói chung, cơ sở dữ liệu về hộ tịch là những dữ liệu quan trọng làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Mặt khác việc đăng ký hộ tịch giúp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc quản lý dân số, là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đan Phƣợng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội;phía Bắc giáp huyện Mê Linh, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp huyện Hoài Đức. Huyện đƣợc coi là “Cửa ngõ phía Tây Kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”.

Huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Phùng và 15 xã là: Đan Phƣợng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phƣơng Đình, Song Phƣợng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thƣợng Mỗ, Trung Châu.

Diện tích tự nhiên là 78,038 km2 ,

Dân số có 174.501 ngƣời tại thời điểm 01/4/2019.

Ngƣời dân Đan Phƣợng có truyền thống yêu nƣớc, cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, đoàn kết và hiếu học, là nơi sinh ra nhiều danh nhân, nhân tài phục vụ cho đất nƣớc trên các lĩnh vực; là nơi khởi nguồn của Phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” trong thời kỳ chống Mỹ; là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2015. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đan Phƣợng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp (năm 2000) và Anh hùng lao động (năm 2013). Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có nhiều bƣớc phát triển, kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh kế chuyển dịch theo hƣớng Công nghiệp, Thƣơng mại, Dịch vụ; văn hóa - xã hội phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; hệ thống chính trị đƣợc củng cố vững chắc.

2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

2.1.2.1.Về phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá mạnh, tăng trƣởng kinh tế bình quân 3 năm (2016, 2017, 2018) đạt 9,17%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng tăng tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể đến hết năm 2018: Công nghiệp - Xây dựng đạt 48,40%, Thƣơng mại dịch vụ đạt 43,54%, Nông nghiệp - thuỷ sản đạt 8,06%. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt: 11.636 tỷ đồng tăng 9,38% so với năm 2017.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Toàn huyện hiện có 1.044 doanh nghiệp, 38 HTX đang hoạt động và 1.771 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra, huyện có 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,9 ha gồm: Cụm công nghiệp Thị trấn Phùng (32,3 ha), cụm công nghiệp Liên Hà (19,2 ha), cụm công nghiệp Đan Phƣợng, Đồng Tháp (21,6 ha); cụm công nghiệp Hồ Điền xã Liên Trung (12,8 ha), cụm công nghiệp Tân Hội (4,7 ha). Có 07 làng nghề truyền thống: làng nghề chế biến lâm sản thôn Hạ, thôn Trung (xã Liên Trung); làng nghề đồ mộc thôn Thƣợng Thôn (xã Liên Hà); làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm thôn Tháp Thƣợng (xã Song Phƣợng); làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm thôn Trúng Đích (xã Hạ Mỗ); làng nghề chế biến lƣơng thực thực phẩm thôn Bá Nội (xã Hồng Hà). Các cụm công nghiệp, làng nghề đã đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ lấp đầy trên 90%, thu hút gần 40 nghìn lao động.

Cải cách hành chính đồng bộ, đƣợc thực hiện quyết liệt trên các lĩnh vực: cải cách thủ tục hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính, tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Các trang thiết bị phục vụ công vụ đƣợc trang bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt hiệu quả; Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên thông 3 cấp, 100% các thủ tục hành chính đƣợc công khai ở cả cấp huyện và cấp xã, hầu hết các hồ sơ hành chính đều đƣợc giải quyết đúng và trƣớc hạn (đạt 99%).

Công tác giải quyết đơn thƣ và tiếp dân đã có chuyển biến tích cực, không có vụ việc khiếu kiện tập trung đông ngƣời, kéo dài, tồn đọng.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện nhiều năm liên tục ổn định, không có điểm nóng, không phát sinh vụ việc phức tạp đông ngƣời.

2.1.2.2. Về tổ chức Bộ máy chính quyền

Đảng bộ huyện Đan Phƣợng có 41 tổ chức cơ sở Đảng, bao gồm: 16 Đảng bộ xã, thị trấn; 7 Đảng bộ khối cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và lực lƣợng vũ trang; 18 Chi bộ cơ sở với tổng số 6348 đảng viên, toàn đảng bộ có 280 chi bộ dƣới cơ sở.

a. Đối với huyện

- Tổ chức bộ máy: Huyện ủy có 04 ban xây dựng Đảng và Văn phòng cấp ủy, MTTQ và 05 đoàn thể chính trị - xã hội; Hội đồng nhân dân Huyện có Thƣờng trực HĐND và 02 ban HĐND; UBND huyện có 12 phòng, ban chuyên môn, thành lập thí điểm Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị và 04 đơn vị sự nghiệp.

- Cán bộ thuộc diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy quản lý: Tổng số cán bộ chủ chốt cấp huyện là 05 đồng chí. Trong đó, có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, Cử nhân là 05 đồng chí; có trình độ Thạc sĩ là 03 đồng chí, trình độ Đại học là 02 đồng chí.

- Cán bộ thuộc diện Ban Thƣờng vụ Huyện ủy quản lý: Số cán bộ chủ chốt các phòng, ban, ngành là 51 đồng chí trong đó có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, Cử nhân là 15 đồng chí; trình độ Trung cấp lý luận chính trị là 31 đồng chí; có trình độ Thạc sĩ là 07 đồng chí, có trình độ Đại học là 35 đồng chí.

b.Đối với xã, thị trấn

Tổng số có: 15 xã và 01 thị trấn

- Tổng số cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn là 160 cán bộ. Trong đó, có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, Cử nhân là 5 đồng chí, trình độ Trung cấp là 142 đồng, trình độ Đại học là 10 đồng chí; trình độ cao đẳng, trung cấp là 150 đồng chí. Đội ngũ cán bộ cơ bản đƣợc chuẩn hóa, phong cách làm việc, ý thức, trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ nhân dân có chuyển biến tốt.

c. Đánh giá chung

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, kiện toàn; thực hiện việc sáp nhập và kiện toàn sắp xếp lại bộ máy tổ chức và nhân sự một số đơn vị sự nghiệp thuộc Huyện đảm bảo theo đúng quy định và sự chỉ đạo của thành phố; Thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ và tinh giản biên chế của các đơn vị; Xây dựng quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc nội bộ và phân công rõ ngƣời, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm và hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ, công chức huyện đủ về số lƣợng, đúng chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong thực thi công vụ, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng theo khung năng lực vị trí việc làm. Ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, sự tận tuy đối với công việc của cán bộ công chức viên chức đƣợc nâng lên. Thay đổi lề lối, tác phong làm việc, tạo đƣợc ký luật, kỷ cƣơng hành chính xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức, đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, cán bộ công chức khi tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết các công việc hành chính thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố về thực hiện “10 tiêu chí khi khách đến giao dịch” và đảm bảo cá nhân, tổ chức đến giao dịch đều hài lòng đối với sự phục vụ của cán bộ công chức viên chức. [37]

2.2.Thực trạng thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình thực hiện đăng ký hộ tịch theo các quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Luật Hộ tịch năm 2014 đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 24/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Đây là bƣớc đột phá về thể chế của công tác hộ tịch, là cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại. Luật Hộ tịch năm 2014 có nhiều nội dung mới cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói

riêng và quản lý dân cƣ nói chung. Đến nay Luật Hộ tịch đã triển khai thực hiện đƣợc 05 năm. Ngay từ khi Luật Hộ tịch đƣợc thông qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4304/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực hành chính lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp thành phố, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Danh mục thủ tục hành chính liên thông với Bộ Tƣ pháp; thủ tục hành chính liên thông trong nội bộ thành phố Hà Nội, Theo đó, UBND thành phố đã quy định chi tiết công tác thực hiện đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 16 thủ tục [21], bao gồm:

-Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch

- Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nƣớc ngoài - Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài - Thủ tục đăng ký khai tử có yếu tố nƣớc ngoài

- Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nƣớc ngoài

- Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nƣớc ngoài - Thủ tục đăng ký giám hộ có yếu tố nƣớc ngoài

- Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nƣớc ngoài

- Thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

- Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài

- Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài.

- Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch khác của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài (khai sinh; giám hộ; nhận cha,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)