Thực hiện đăng ký hộ tịchlà một trong những hoạt động của quản lý nhà nƣớc, thông qua việc đăng ký hộ tịch, Nhà nƣớc nắm đƣợc tình hình biến động dân cƣ và sự biến động của xã hội giúp nhà nƣớc có cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện đăng ký hộ tịch là một lĩnh vực quản lý thân trạng của công dân và thực trạng của từng gia đình với những nét chính yếu nhất. Mọi sự kiện hộ tịch phải đƣợc đăng ký kịp thời, chính xác, mỗi sự kiện hộ tịch chỉ đƣợc đăng ký ở một nơi theo đúng thẩm quyền quy định. Vì vậy hoạt động đăng ký hộ tịch phải bảo đảm kịp thời, tính nguyên tắc và tính khoa học.
Thực hiện đăng ký hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình… Mọi quốc gia trên thế giới, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nhƣ thế nào cũng đều quan tâm. Một nhà nƣớc muốn hoạt động hiệu quả cho việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật thì trƣớc hết phải làm tốt vai trò
quản lý của mình bằng cách cập nhật thƣờng xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cƣ (sinh, tử) có đƣợc từ hoạt động quản lý về hộ tịch. Vì một mặt, đó là những dữ liệu cần thiết của mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng… Mặt khác, nó là một hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa nhà nƣớc và công dân…
Vai trò của thực hiện đăng ký hộ tịch đƣợc thể hiện rõ nét ở một số khía cạnh sau:
Một là, thông qua thực hiện đăng ký hộ tịch Đảng và Nhà nước hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, thực hiện xây dựng dữ liệu thông tin quốc gia.
Yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đặt ra đòi hỏi tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nƣớc đƣợc làm những gì mà pháp luật quy định còn công dân đƣợc làm những gì mà pháp luật không cấm. Việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nƣớc ngày càng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đƣờng lối chính sách, hoàn thiện pháp luật, vì chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là ngƣời sáng tạo ra lịch sử.
Thông qua thực hiện đăng ký hộ tịch giúp Đảng và Nhà nƣớc hoàn thiện đƣờng lối, chính sách về hộ tịch nói chung.
Hai là,thực hiện đăng ký hộ tịch có vai trò to lớn đối với hoạt động của chính quyền cơ sở.
Việc thực hiện đăng ký hộ tịch vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động nhân dân thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Pháp luật về hộ tịch quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đối với việc quản lý và thực hiện đăng ký hộ tịch. Với tƣ
cách là chủ thể của hoạt động thực hiện đăng ký hộ tịch ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở là khâu then chốt trong tổ chức thực hiện.
Thông qua việc thực hiện đăng ký hộ tịch mà hệ thống chính trị ngày càng nâng cao năng lực tổ chức triển khai nhiệm vụ, phát triển và bồi dƣỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, tập hợp đoàn viên, hội viên, điều hòa và gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh đƣợc phát hiện kịp thời, các khó khăn đƣợc tháo gỡ và ngày càng thu hút đƣợc sự tham gia rộng rãi của ngƣời dân vào các công việc quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội.
Ba là,thực hiện đăng kýhộ tịch góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện đăng ký hộ tịch bảo đảm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn. Nhà nƣớc thực hiện chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội thông qua chính sách vĩ mô và vi mô. Trong những năm qua hoạt động quản lý kinh tế của các cấp chính quyền đã đƣợc tách bạch, rạch ròi với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đăng ký hộ tịch cũng là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật về hộ tịch là một bộ phận của pháp luật thực định, góp phần thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội. Các quy định pháp luật đều có chế tài để răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm. Thực tế chứng minh, ở địa phƣơng nào thực hiện tốt đăng ký hộ tịch thì ở đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, việc quản lý tốt công tác đăng ký hộ tịch giúp chính quyền nắm đƣợc các thông tin về tình trạng dân số qua đó xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội thích hợp.
Bốn là, thực hiện đăng kýhộ tịch ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
Việc công khai các quy định, quy trình thủ tục, mức lệ phí trong lĩnh vực hộ tịch đã tạo cơ sởđể dân đƣợc kiểm tra, giám sát, tài chính đƣợc công khai, minh bạch hơn đã làm hạn chế rất nhiều các biểu hiện tha hóa của cán bộ, công chức, làm
thay đổi tác phong công tác của đa số cán bộ công chức theo hƣớng tích cực hơn, trăn trở hơn với lợi ích của dân, sâu sát và tôn trọng quyền làm chủ của dân. Điều này cũng đòi hỏi bộ máy nhà nƣớc phải đẩy mạnh cải cách hành chính để ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.
Năm là, thực hiện đăng kýhộ tịch khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hộ tịch đối với công tác quản lý nhà nước và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hộ tịch đối với công tác quản lý nhà nƣớclà vô cùng to lớn.
Công tác hộ tịch đã góp phần tích cực trong quản lý nhà nƣớc, phục vụ đắc lực cho các cấp, các ngành hữu quan trong hoạch định và xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, sát với tình hình thực tế nhƣ các chính sách về dân số, phân bổ dân cƣ, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính… Ngoài ra, bảo đảm chính xác thông tin đăng ký hộ tịch còn giúp cho việc xác định độ tuổi (tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuổi vào các cấp học, tuổi công tác ...), nhóm tuổi, số con trong gia đình, khoảng cách giữa các lần sinh, từ đó giúp cho việc thống kê số nhân khẩu, phổ cập giáo dục; số liệu về đăng ký hộ tịch còn phục vụ cho an sinh xã hội nhƣ việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi; ngoài ra, số liệu đăng ký hộ tịch cũng là cơ sở để các cấp chính quyền địa phƣơng xây dựng kế hoạch đầu tƣ kết cấu hạ tầng nhƣ xây dựng trƣờng học, công trình phúc lợi...
Việc đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (nhƣ quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đƣợc khai sinh, quyền kết hôn… đã đƣợc ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh (khởi đầu việc đăng ký sự kiện hộ tịch của mỗi cá nhân) đã bảo đảm quyền đƣợc khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ƣớc của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: "Trẻ em phải đƣợc đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền đƣợc
biết cha mẹ mình là ai và đƣợc chính cha mẹ mình chăm sóc"; tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng khẳng định:" trẻ em có quyền đƣợc khai sinh và có quốc tịch". Tuy nhiên, quyền đƣợc khai sinh không phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.