Nội dung thực hiệnđăng kýhộ tịc hở cấp huyện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)

1.2.2.1. Đăng ký khai sinh

Đăng ký khai sinh (ĐKKS) là việc nhà nƣớc ghi nhận sự ra đời, tồn tại của trẻ em với các thông tin hộ tịch cơ bản nhất, bao gồm: họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha, mẹ…

- Quyền, trách nhiệm của người đi đăng ký khai sinh:

Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, trong thời hạn 60 ngày ( kể từ ngày sinh con), cha hoặc mẹ có trách nhiệm DDKKS cho con; trƣờng hợp cha, mẹ không thể ĐKKS cho con thì ông, bà hoặc ngƣời thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dƣỡng trẻ em có trách nhiệm ĐKKS cho trẻ em.

- Trách nhiệm của UBND cấp huyện, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp:

UBND cấp huyện có trách nhiệm thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, bảo đảm các sự kiện sinh phát sinh trên địa bàn huyện đều đƣợc đăng ký; chỉ

UBND cấp xã chủ động bố trí điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện việc đăng ký lƣu động theo quy định, bảo đảm quyền lợi của trẻ em, đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính (TTHC): ĐKKS, đăng ký thƣờng trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dƣới 06 tuổi trên địa bàn theo quy định của Thông tƣ liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT.

Công chức làm công tác hộ tịch là nghƣời trực tiếp thực hiện thủ tục ĐKKS, có trách nhiệm tiếp nhận, hƣớng dẫn ngƣời đi ĐKKS hoàn thiện hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ ĐKKS với các quy định của pháp luật có liên quan; nếu thấy hồ sơ đầy đủ, bao đảm đúng quy định thì ghi vào Sổ ĐKKS, nhập thông tin vào phần mềm ĐKKS, lấy số định danh cá nhân cho trẻ em là công dân Việt Nam ( đối với địa bàn đã triển khai phần mềm ĐKKS, cấp số định danh cá nhân); ghi/in nội dung Giấy khai sinh, trình lãnh đạo UBND huyện ký; bổ sung số định cá nhân trong Sổ ĐKKS, hƣớng dẫn ngƣời đi ĐKKS ký tên trong Sổ ĐKKS, nhận Giấy khai sinh.

- Thẩm quyền đăng ký khai sinh

UBND cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trƣờng hợp sau đây:

1. Trẻ em đƣợc sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn ngƣời kia là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc còn ngƣời kia là công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; d) Có cha và mẹ là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời không quốc tịch;

2. Trẻ em đƣợc sinh ra ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc đăng ký khai sinh về cƣ trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

- Đăng ký khai sinh cho một số trường hợp đặc biệt Đăng ký lại khai sinh

Đối tƣợng là Công dân Việt Nam định cơ ở nƣớc ngoài hoặc ngƣời nƣớc ngoài đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trƣớc ngày 01/01/2016 nhƣng Sổ ĐKKS và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất và ngƣời có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại khai sinh.

Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

Đối tƣợng là ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài ( công dân Việt Nam hoặc ngƣời có gốc Việt Nam) chƣa đƣợc đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ( bản chính hoặc bản sao đƣợc chứng thực hợp lệ) nhƣ: giấy tờ tùy thân; sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trong đó có ghi nơi sinh tại Việt Nam.

1.2.2.2. Đăng ký kết hôn

Kết hôn cũng là một sự kiện hộ tịch quan trọng trong cuộc đời của cá nhân, kết hôn sẽ kéo theo các quyền, trách nhiệm về hôn nhân và gia đình. Đăng ký kết hôn (ĐKKH), cấp Giấy chứng nhận kết hôn tạo cơ sở pháp lý để nhà nƣớc ghi nhận việc xác lập quan hệ vợ chồng và xác định thời điểm có hiệu lực của quan hệ hôn nhân, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, cha, mẹ, con.

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn

UBND cấp huyện nơi cƣ trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài; giữa công dân Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc với công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; giữa công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nƣớc ngoài với công dân Việt Nam hoặc với ngƣời nƣớc ngoài.

Trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cƣ trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

- Đăng ký lại kết hôn

Việc kết hôn đã đƣợc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trƣớc ngày 01/01/2016 nhƣng Sổ đăng ký kết hôn và bản chính Giấy chứng nhận kết hôn đều bị mất.

Cả hai bên yêu cầu đăng ký lại kết hôn còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại kết hôn.

1.2.2.3. Đăng ký giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức ( ngƣời giám hộ) đƣợc pháp luật quy định hoặc đƣợc cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự (ngƣời đƣợc giám hộ) (Khoản 1 Điều 46 Bộ Luật Dân sự năm 205).

- Các trường hợp chấm dứt việc giám hộ

Ngƣời đƣợc giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Ngƣời đƣợc giám hộ chết; Cha, mẹ của ngƣời đƣợc giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Ngƣời đƣợc giám hộ đƣợc nhận làm con nuôi.

- Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ

UBND cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc giám hộ hoặc ngƣời giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cùng cƣ trú tại Việt Nam.

UBND cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

- Đăng ký thay đổi giám hộ

Ngƣời giám hộ đƣợc thay đổi trong trƣờng hợp:

- Ngƣời giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015;

- Ngƣời giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

- Ngƣời giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

1.2.2.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con - Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

UBND cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời đƣợc nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài; giữa công dân Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc với công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; giữa công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nƣớc ngoài với công dân Việt Nam hoặc với ngƣời nƣớc ngoài; giữa ngƣời nƣớc ngoài với nhaumà một hoặc cả hai bên thƣờng trú tại Việt Nam.

- Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ngƣời yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trƣờng hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài hoặc giữa ngƣời nƣớc ngoài với nhau thì ngƣời nƣớc ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND xã nơi thƣờng trú của ngƣời đƣợc nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.

Phòng Tƣ pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

1.2.2.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp

luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trƣờng hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã đƣợc đăng ký. ( Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014)

- Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

-UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trƣớc đây hoặc nơi cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với ngƣời nƣớc ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- UBND cấp huyện nơi ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đã đăng ký hộ tịch trƣớc đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

- UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trƣớc đây hoặc nơi cƣ trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cƣ trú ở trong nƣớc; xác định lại dân tộc.

1.2.2.6. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài để đƣợc công nhận tại Việt Nam phải đƣợc ghi vào sổ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014 thì phạm vi các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài đƣợc ghi vào Sổ hộ tịch bao gồm: Khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử.

- Thẩm quyền thực hiện

- UBND cấp huyện nơi cƣ trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài. -UBND cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trƣớc đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nƣớc ngoài.

-UBND cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời có trách nhiệm khai tử ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài.

1.2.2.7. Đăng ký khai tử

Khai tử là quyền nhân thân của mỗi ngƣời, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Khi có ngƣời chết thì ngƣời thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có ngƣời chết phải khai tử cho ngƣời đó. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải đƣợc khai sinh và khai tử; nếu chết trƣớc khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử”. Bộ Luật Dân sự năm 2015 tiếp tục duy trì quy định về quyền đƣợc đăng ký khai tử “ Cá nhân chết phải đƣợc khai tử” ( Điều 30). Theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có ngƣời chết thì vợ, chồng, con, cha, mẹ hoặc ngƣời thân thích khác của ngƣời chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử (ĐKKT); trƣờng hợp ngƣời chết không có ngƣời thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm đi ĐKKT; trƣờng hợp không xác định đƣợc ngƣời có trách nhiệm đi khai tử thì công chức làm công tác hộ tịch thực hiện ĐKKT.

- Thẩm quyền đăng ký khai tử

-UBND cấp huyện nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho ngƣời nƣớc ngoài hoặc công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài chết tại Việt Nam.

- Trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú cuối cùng của ngƣời chết thì UBND cấp huyện nơi ngƣời đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể ngƣời chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

- Thủ tục đăng ký lại khai tử

- Điều kiện:Việc khai tử của công dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài hoặc ngƣời nƣớc ngoài đã ĐKKT tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trƣớc ngày 01/01/2016; Sổ ĐKKT và bản chính Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử đều bị mất.

-Thẩm quyền: UBND cấp huyện, nơi đã ĐKKT trƣớc đây thực hiện đăng ký lại khai tử. Trƣờng hợp việc khai tử trƣớc đây đƣợc đăng ký tại UBND cấp xã thì việc đăng ký lại khai tử do UBND cấp huyện cấp trên thực hiện; Trƣờng hợp việc khai tử trƣớc đây đƣợc đăng ký tại UBND cấp tỉnh hoặc Sở Tƣ pháp thì việc đăng ký lại khai tử do UBND cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời yêu cầu thực hiện; nếu ngƣời đó không cƣ trú ở Việt Nam thì do UBND cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tƣ pháp thực hiện.[18], [32]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)