Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc thực hiệnđăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Để thực hiện Khoản 2 Điều 59 Luật Hộ tịch “Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử”, Bộ Tƣ pháp cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục đăng ký hộ tịch trực tuyến, cũng nhƣ sự phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

3.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc thực hiện đăng ký hộ tịch đăng ký hộ tịch

Trong điều kiện các nhiệm vụ của công chức tƣ pháp – hộ tịch ngày càng mở rộng và tăng cƣờng, việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để đội ngũ công chức tƣ pháp – hộ tịch có thể triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đƣợc giao là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua cho thấy, việc bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho việc thực hiện các nhiệm vụ tƣ pháp – hộ tịch vẫn còn hạn chế, đã ảnh

hƣởng tới việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt kinh phí cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cƣờng kinh phí và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức và hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn về việc thực hiện đăng ký hộ tịch.

Để Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đƣợc đi vào thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi cả hệ thống chính trị nói chung và với vai trò là cơ quan Thƣờng trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan Tƣ pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở phải chủ động tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp tập trung chỉ đạo kịp thời công tác này trên địa bàn tỉnh, với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, gắn kết với việc tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đến nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, duy trì trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trƣờng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội;

Các hình thức, biện pháp tuyên truyền cần đƣợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng kiến với các hình thức tuyên truyền mới phù hợp. Tiếp tục sử dụng các hình thức tuyên truyền truyền thống nhƣ tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua tài liệu tuyên truyền (Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, video… với các nội dung tuyên truyền pháp luật đơn giản, ngắn gọn) và khéo léo kết hợp với các hình thức tuyên truyền khác nhƣ các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hình thức thi sân khấu hoá, lồng ghép trong các cuộc giao lƣu văn hoá, văn nghệ, tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý...

Về phƣơng pháp tuyên truyền, Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo hƣớng mở rộng quy mô, phối kết hợp với nhiều cấp, nhiều ngành, sử dụng nhiều hình thức phổ biến sinh động, phong phú, thiết thực, liên tục và bền bỉ nhƣ thông qua hình thức tuyên truyền miệng, các hội thi, cuộc thi, các buổi nói chuyện

chuyên đề về pháp luật, thông qua tủ sách pháp luật lƣu động, thông qua xét xử án lƣu động, hoà giải cơ sở, giải quyết các vụ việc… ,ngoài việc đổi mới nội dung tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật quy định về quyền lợi của ngƣời dân trong xã hội theo phƣơng châm thiết thực, hƣớng về cơ sở thì cần đổi mới cách thức tuyên truyền tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của ngƣời dân về việc đăng ký hộ tịch từ đó sẽ nâng cao ý thức tự giác của ngƣời dân chủ động liên hệ cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Nếu thực hiện tốt việc này sẽ giảm áp lực cho cán bộ công chức đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về công tác hộ tịch.

Nhận thức đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của việc thực hiện đăng ký hộ tịch mà trong thời gian qua, kể từ khi thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng dân thi hành trên địa bàn huyện Đan Phƣợng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân cơ bản đƣợc thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch đƣợc chú trọng triển khai đến tận cơ sở, từ đó nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đăng ký hộ tịch của nhân dân đƣợc nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)