Phƣợng, thành phố Hà Nội
2.3.1.Thành tựu đạt được và nguyên nhân
2.3.1.1.Thành tự đạt được:
- Thứ nhất, về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có nhiều bƣớc phát triển, kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh kế chuyển dịch theo hƣớng Công nghiệp, Thƣơng mại, Dịch vụ; văn hóa - xã hội phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; hệ thống chính trị đƣợc củng cố vững chắc. Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng có đổi mới, việc sắp xếp tổ chức, cán bộ đƣợc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ chính trị. Hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp có tiến bộ, hiệu lực,hiệu quả đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của huyện. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị luôn bám sát các Nghị quyết của cấp ủy, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực công tác nói chung và công tác đăng ký hộ tịch nói riêng.
Mặt khác, công tác đăng ký hộ tịch cũng đã đóng góp quan trọng, hiệu quả vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền huyện, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
- Thứ hai, sự hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
Một là, hệ thống pháp luật về đăng ký hộ tịch đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và đồng bộ trên địa bàn huyện góp phần bảo đảm quyền con ngƣời, quyền cơ bản của công dân, tạo thuận lợi cho ngƣời dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, tăng cƣờng quản lý dân cƣ trong tình hình mới.
Hai là,Sau khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành, công tác hộ tịch trên địa bàn huyện đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt, việc chuyển giao đăng ký hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài từ cấp thành phố về cấp huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
có nhu cầu để liên hệ giải quyết đăng ký hộ tịch tại địa phƣơng mà trƣớc đây phải đến Sở Tƣ Pháp thành phố để thực hiện.Đây là cơ hội để khẳng định tính phục vụ dân của cơ quan công quyền, bảo đảm quyền con ngƣời theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, đã đƣợc ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013.
- Thứ ba, năng lực tổ chức, điều hành của người có thẩm quyền; năng lực thực thi của công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
Một là, hiện nay công tác đăng ký hộ tịch đã đƣợc Uỷ ban nhân dân các cấp đặc biệt quan tâm,chỉ đạo;do đó việc thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hai là, các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch đƣợc sử dụng đúng mẫu của Bộ Tƣ pháp ban hành; chữ viết trong sổ hộ tịch rõ ràng, dễ đọc; sổ lƣu và hồ sơ lƣu về hộ tịch đƣợc lƣu trữ đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuận lợi cho công tác tra cứu, trích lục khi cần.
Ba là, Tiến hành niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân khi có yêu cầu.
Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý về hộ tịch đƣợc quan tâm, chú trọng và thực hiện có trọng tâm, hiệu quả; tổ chức tuyên truyền, lồng ghép thông qua các hội nghị bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú từ đó giúp nhận thức của ngƣời dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch đã đƣợc nâng lên.
- Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phƣơng tiện làm việc đã đƣợc bố trí cơ bản đảm bảo cho hoạt động đăng ký hộ tịch; nhƣ hệ thống máy tính, máy in, máy scan, máy photocopy, hệ thống mạng LAN, mạng internet,…đều đƣợc trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu đăng ký hộ tịch của ngƣời dân qua Cổng thông tin điện tử Dịch vụ công trực tuyến.
Tại Bộ phận “Một cửa” của UBND huyện cũng nhƣ tại 16 xã, thị trấn đều đƣợc bố trí máy tính, máy scan, máy photocopy phục vụ cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến các TTHC khi ngƣời dân có nhu cầu.
Việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực hộ tịch đã tạo nên một bƣớc đột phá mới về xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, giúp giảm thời gian, cho phí cho ngƣời dân khi thực hiện tại cơ quan nhà nƣớc; tạo thuận lợi, đƣợc ngƣời dân đồng tình ủng hộ. Tất cả công dân khi đến thực hiện đăng ký hộ tịch đều đƣợc công chức Tƣ pháp – Hộ tịch hƣớng dẫn đăng ký cụ thể, đảm bảo đầy đủ, chính xác và nhiệt tình.
- Thứ năm, trình độ dân trí, văn hóa, phong tục, tập quán của người dân trên địa bàn huyện Đan Phượng
Trình độ dân trí trên địa bàn huyện đã đƣợc nâng cao, đảm bảo ở mức tối thiểu nhất; các phong tục, tập quán lạc hậu của ngƣời dân dần đã đƣợc thay đổi, tất cả ngƣời dân đều đƣợc phổ cập giáo dục, đa số ngƣời dân biết sử dụng máy vi tính; tiến tới ứng dụng các thiết bị thông minh nhƣ smart phone, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính…Đa số ngƣời dân trên địa bàn huyện đều có điện thoại di động và smart phone; và đã hiểu rõ những quyền, lợi ích của bản thân khi đăng ký hộ tịch cũng nhƣ an tâm sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trong đăng ký hộ tịch.
Qua đó, ngƣời dân đã tự giác đi đăng ký, tỷ lệ đăng ký hộ tịch đúng hạn đã đƣợc tăng lên. Tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn cũng đƣợc giảm xuống đáng kể.
2.3.1.2.Nguyên nhân:
- Thứ nhất, về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
Ngƣời dân Đan Phƣợng có truyền thống yêu nƣớc, cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, đoàn kết và hiếu học, là nơi sinh ra nhiều danh nhân, nhân tài phục vụ cho đất nƣớc trên các lĩnh vực; là nơi khởi nguồn của Phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” trong thời kỳ chống Mỹ; là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2015. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đan Phƣợng đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp (năm 2000) và Anh hùng lao động (năm 2013).
Thực hiện chủ đề “Nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” và “Dân vận chính quyền”, tăng cƣờng kỷ luật kỷ cƣơng hành chính theo tinh thần Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/4/2019 của UBND Thành phố và thực hiện Quyết định số 522/QĐ-UBND của UBND Thành phố về ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, đội ngũ cán bộ, công chức có chuyển biến tích cực. UBND huyện và các xã, thị trấn đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp tục nâng cao chất lƣợng giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, đặc biệt là các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch.
- Thứ hai, sự hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
Những quy định trong Luật hộ tịch là phù hợp Hiến pháp 2013, nhiều quy định mang tính cải cách, góp phần từng bƣớc hiện đại nền hành chính công, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho Nhân dân, đặc biệt đã tạo nền móng cho việc thiết lập định chế mới về quản lý tình trạng nhân thân của một ngƣời từ khi sinh ra qua số định danh cá nhân tạo sự liên thông kết nối dữ liệu phục vụ nhanh chóng trong tra cứu, sao lục, phục vụ cho nhiều ngành, nhiều cấp.
- Thứ ba, năng lực tổ chức, điều hành của người có thẩm quyền; năng lực thực thi của công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký hộ tịch đƣợc thực hiện thƣờng xuyên mang lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện đăng ký hộ tịch không thể thiếu đƣợc việc thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đây là phƣơng thức bảm đảm cho pháp luật quản lý về hộ tịch đƣợc thực hiện.
Hàng năm Phòng tƣ pháp huyện Đan Phƣợng đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các xã, thị trấn về công tác đăng ký hộ tịch nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch phát sinh trên địa bàn. Qua đó đã phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời những thiếu sót, sai phạm góp phần đƣa công tác đăng ký hộ tịch đƣợc thực hiện theo đúng quy định Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng dẫn thị hành.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo UBND huyện, Phòng Tƣ pháp, UBND các xã, thị trấn cũng nhƣ đội ngũ công chức tƣ pháp - hộ tịch của Phòng và các xã, thị trấn thƣờng xuyên đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội tổ chức. Đội ngũ công chức tƣ pháp - hộ tịch của Phòng và các xã, thị trấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc nâng lên, tích cực nỗ lực hơn trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận và giải quyết các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, giải quyết kịp thời các yêu cầu của công dân.
Đạt đƣợc những kết quả nêu trên là do sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy đảng các cấp, sự điều hành của UBND huyện, Phòng Tƣ pháp tham mƣu tốt; nắm vững quy định pháp luật vận dụng sát thực tế; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch có tâm huyết. Phối hợp tốt giữa Tƣ pháp, các phòng chuyên môn, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn.
- Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng
UBND thành phố, UBND huyện đã quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ máy tính, máy in, máy scan, máy photocopy, đƣờng truyền internet để phục vụ hoạt động tra cứu thông tin cho công dân và thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 qua Cổng thông tin điện tử Dịch vụ công trực tuyến.
- Thứ năm, trình độ dân trí, văn hóa, phong tục, tập quán của người dân trên địa bàn huyện Đan Phượng
Do các cấp ủy và chính quyền địa phƣơng đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm đầu tƣ hơn cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch bằng nhiều hình thức nhƣ tổ chức hội nghị, phát tờ gấp, lƣu tủ sách pháp luật, thông qua các cuộc thi, lồng ghép với buổi sinh hoạt
tập thể…Các tủ sách pháp luật đƣợc đặt tại UBND các xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn, cụm dân cƣ nơi có tủ sách pháp luật để nhân dân tự tìm hiểu pháp luật nói chung và hộ tịch nói riêng. Đồng thời, lập chuyên mục tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh từ huyện đến xã để ngƣời dân hiểu và tự giác thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định.
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Những hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc kể trên, việc thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phƣợng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định:
- Thứ nhất,việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký hộ tịch còn nhiều vướng mắc, bất cập
Luật Hộ tịch ra đời đã mở rộng thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho cấp cơ sở, có những quy định chi tiết để thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch khi những vấn để phát sinh trong cuộc sống ngày càng phức tạp. Tuy vậy, trong quá trình áp dụng các quy định của Luật Hộ tịch và văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật vào giải quyết các việc thực tế lại gặp một số khó khăn, vƣớng mắc, cụ thể nhƣ sau:
+ Về thực hiện đăng ký khai sinh:
- Thủ tục đăng ký lại khai sinh: Theo Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định đăng ký lại khai sinh: Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh đƣợc xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; Thông báo số 13/TB-TW ngày 17/8/2016 của Ban Bí thƣ về xác định tuổi Đảng viên: Không xem xét điểu chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của Đảng viên theo tuổi khai trong Hồ sơ lý lịch đảng viên. Căn cứ quy định trên, việc xác định nội dung khai sinh đối với trƣờng hợp đăng ký lại khai sinh cho cán bộ, công chức là đảng viên mà giữa giấy tờ đƣợc lập đầu tiên không thống nhất với Hồ sơ lý lịch đảng viên khó xác định.
Hiện nay, khi giải quyết các chế độ liên quan đến gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng hồ sơ giải quyết chế độ ngƣời đƣợc
hƣởng chế độ chính sách, trong hồ sơ khai với năm sinh khác với giấy tờ nhân thân hiện tại của ngƣời đƣợc hƣởng chính sách, do sự không thống nhất đó ảnh hƣởng đến chế độ ngƣời đƣợc hƣởng chế độ chính sách.
Tại điểm d khoản 3 Điều 9 Thông tƣ số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp quy định việc đăng ký lại khai sinh phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Tuy nhiên, nhiều trƣờng hợp đăng ký lại khai sinh cho ngƣời lớn tuổi đều không có, ngƣời làm chứng không biết hoặc đã chết dẫn đến không có cơ sở để xác định.
- Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tối nƣớc ngoài còn tồn tại nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch: ví dụ nhƣ:
Có trƣờng hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài nhƣng cuộc sống chung không hạnh phúc nên đã trở về Việt Nam sinh sống, cũng có trƣờng hợp không đƣợc cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài cho phép sang nƣớc ngoài định cƣ nên hôn nhân không duy trì đƣợc, thực tế quan hệ vợ chồng đã chấm dứt nhƣng chƣa làm thủ tục ly hôn mà đã lại có quan hệ chung sống với ngƣời đàn ông khác và sinh con. Do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn còn tồn tại, nên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, phải đƣợc xác định là con chung của hai vợ chồng (mặc dù ngƣời chồng không phải là ngƣời cha trên thực tế của đứa trẻ), ngƣời mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận cha (ngƣời cha trên thực tế) của trẻ em kết hợp với thủ tục đăng ký khai sinh để khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ hoặc đăng ký khai sinh theo diện con chƣa xác định đƣợc cha thì cơ quan đăng ký hộ tịch không giải quyết đƣợc.
Hoặc Theo quy định tại Khoản 01 Điều 6 Thông tƣ số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tƣ pháp về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nƣớc ngoài, có cha hoặc mẹ là Công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chƣa đƣợc đăng ký khai sinh ở nƣớc ngoài, về cƣ trú tại Việt Nam thì phải nộp các giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (nhƣ: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cƣ trú tại