7. Kết cấu của luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
2.4.3.1.Nguyên nhân chủ quan
- Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động. Ban chỉ đạo giảm nghèo ở một số xã hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng Chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, cán bộ chủ chốt ở một số cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn chưa được thường xuyên, dẫn đến một số đơn vị, địa phương thực hiện còn thiếu sót, không được điều chỉnh kịp thời. Một số đơn vị được phân công giúp đỡ xã nghèo chưa quan tâm thường xuyên, thiếu sâu sát hoặc lúng túng trong tổ
- Có nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững nhưng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị thực hiện nên còn dàn trải, thiếu sự tập trung, thống nhất. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan đến các chương trình giảm nghèo chưa hướng dẫn kịp thời, cụ thể cho cơ quan, ngành, địa phương về định mức, tiêu chí phân bổ vốn, chế độ tài chính -kế toán hiện hành và nghiệp vụ triển khai các hoạt động của chương trình nên việc triển khai thực hiện một số chính sách, dự án gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Mặt khác có nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo nên không khuyến khích người dân thoát nghèo.
- Các nguồn vốn của Trung ương bổ sung chậm, thường vào hết quý 3 hàng năm, do vậy việc giải ngân không đạt kế hoạch.
- Theo quy định thì mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, phù hợp với mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đặt ra. Tuy nhiên, trong việc lập và phân bổ kế hoạch chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có cơ quan, ngành, địa phương chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế nên khi được giao lập kế hoạch, chỉ tiêu chưa sát với thực tế dẫn đến khi giao kế hoạch thực hiện không sự dụng hết nguồn vốn giao.
- Quy định về cơ chế, chính sách của các văn bản liên quan đến triển khai chương trình giảm nghèo bền vững còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, hoặc có sự chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Nhu cầu đặt ra khi xây dựng các dự án thì lớn, mong muốn nhiều nhưng khả năng đáp ứng thì có hạn, nhất là nguồn vốn. Phần lớn các chương trình đầu tư mục đích là hướng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có điều kiện tự nhiên bất lợi, do đó việc triển khai thực hiện chương trình gặp khó khăn trở ngại.
- Một số chỉ tiêu được giao chưa sát, phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Một số địa phương chưa huy động được các
nguồn lực, sức mạnh tổng hợp trong nhân dân dân, chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước nên có nhiều công trình, dự án thực hiện chậm tiến độ, hiệu quả không cao.
- Đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ, lại đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn, do đó đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện của chương trình.
- Việc điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm ở một số địa phương, cơ sở còn thiếu chính xác, do đó một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động không đúng đối tượng. Mặt khác, một bộ phận người nghèo lại không được hưởng lợi từ chương trình.
2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan
- Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc thiểu số chiếm hơn 94%, địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn, nên số hộ đồng bào ở Cao Bằng thiếu đất ở, đất sản xuất còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao; có 156 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách từ Chương trình 135 trên địa bàn toàn tỉnh. Với địa hình, giao thông như vậy, nên việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều tốn kém, tính bền vững hạn chế; điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh còn hiếu, chưa đồng bộ. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán, lụt bão thường xuyên xảy ra, có những tác động bất lợi, khó lường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -xã hội và đời sống, thu nhập của người dân, đặc biệt là hộ nghèo. Điều kiện kinh tế -xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp, nguồn lực còn hạn chế nên khó có thể bố trí kinh phí và nguồn lực để lồng ghép cùng với tỉnh, các Sở, ban ngành thực hiện các chương trình giảm nghèo có hiệu quả.
- Do tính bất ổn của thị trường, đặc biệt giá cả các yếu tố đầu vào cao nên người nghèo, hộ nghèo khó khăn lại càng khó khăn hơn trong việc triển khai các mô hình sản xuất.
- Trình độ dân trí thấp, không đồng đều, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia thụ hưởng chính sách giảm
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Cao Bằng là tỉnh vùng cao, biên giới, miền núi phía Bắc của Tổ quốc, có nhiều dân tộc sinh sống. Thời gian qua, tuy công tác xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Tại chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng nghèo tại tỉnh theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Tình hình đời sống của người dân khu vực nông thôn đặc biệt là người nghèo trên địa bàn tỉnh còn rất khó khăn, thiếu thốn về các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Kết cấu hạ tầng các xã và xóm còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp cận với các dịch vụ như nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, thiết bị thông tin còn ở mức thấp.
Ngoài ra, luận văn đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại tỉnh Cao Bằng thông qua các nội dung cụ thể sau: (1) xây dựng kế hoạch triển khai chính sách; (2) phổ biến, tuyên truyền về chính sách; (3) huy động nguồn lực để thực hiện chính sách; (4) phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (5) duy trì chính sách giảm nghèo bền vững; (6) kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách. Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách từ việc ban hành chính sách, đến các khâu tổ chức thực hiện; đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI GIAN TỚI Ở TỈNH CAO BẰNG