7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới việc thực hiện
hiện chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Cao Bằng
Với những thành tựu đã đạt được, Cao Bằng đang vươn mình mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững như:
- Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu giảm nghèo còn hạn chế. Để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực.
- Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững theo hai hướng thuận lợi và khó khăn. Nếu thị trường phát triển không đầy đủ, manh mún thì đồng nghĩa với việc vùng, hộ gia đình vùng này gần như bị gạt ra khỏi tiến trình phát triển và vùng này, hộ gia đình đó khó có cơ hội thoát khỏi nghèo bền vững.
sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng lên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm.
- Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo đều có trình độ dân trí thấp. Do thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng.
- Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ.
- Môi trường chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện tốt để kinh tế, xã hội phát triển, nguồn lực cho giảm nghèo tăng.