7. Kết cấu của luận văn
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng trong thực hiện chính sách
sách giảm nghèo bền vững
Một là, trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT- XH) của tỉnh cần xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên. Phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể trong xây dựng kế hoạch thực hiện việc giảm nghèo tại địa phương. Tăng cường sự tham gia hiệu quả của người dân trong việc lập kế hoạch phát triển KT- XH nói chung cũng như kế hoạch giảm nghèo nói riêng.
Hai là, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước, phát triển công nghiệp nhưng cần chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách cân đối, hợp lý nhằm xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở khu vực nông thôn.
Ba là, coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số góp phần cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt cho nhân dân.
Bốn là, phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp về khu vực nông thôn nhằm thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng lao động di cư vào các thành phố kiếm việc làm, nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Năm là, duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả.
Sáu là, xây dựng những giải pháp giảm nghèo bền vững phải xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương trên mọi khía cạnh: Điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển KT- XH, trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các biện pháp hỗ trợ…
Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao hiểu biết cho người dân về ý nghĩa, mục đích của công tác giảm nghèo, ý thức tự vươn lên thoát nghèo, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về giảm nghèo hiệu quả để mọi người dân được học hỏi và nhân rộng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chính sách giảm nghèo bền vững luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và được đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia. Chính vì vậy, công tác giảm nghèo bền
vững cần phải được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu chính sách giảm nghèo đề ra, việc vận dụng lý thuyết chính sách công vào thực tiễn trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay là hết sức cần thiết.
Luận văn đã trình bày một số khái niệm chung về chính sách giảm nghèo bền vững; nêu rõ các bước trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Luận văn giới thiệu tổng quát chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay; đồng thời tổng kết một số kinh nghiệm trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số địa phương và rút ra một số kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay tại tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH CAO BẰNG