7. Kết cấu của luận văn
2.5.1. Những ưu điểm
Qua nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng, cho thấy hoạt động giảm nghèo bền vững đã đạt được những thành công chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, các cấp ủy Đảng đã đưa chính sách giảm nghèo bền vững vào nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; đưa nội dung lãnh đạo công tác giảm nghèo vào nội dung sinh hoạt, đồng thời có kế hoạch kiểm tra (đột xuất, định kỳ) cấp ủy cấp dưới trong lãnh đạo thực hiện chương trình giảm nghèo.
Thứ hai, chính quyền các cấp của tỉnh Cao Bằng đã đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương; chỉ đạo thống nhất công tác giảm nghèo; tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững hàng năm. Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình khó khăn hàng năm. Tổ chức thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo theo quy định của Chính phủ, của tỉnh. Phân bổ nguồn lực giảm nghèo bền vững; xây dựng kế hoạch giảm nghèo hằng năm. Thành lập Văn phòng giảm nghèo của tỉnh; bố trí cán bộ giảm nghèo cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở 156 xã nghèo và các huyện nghèo để triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng quy định các giải pháp, cơ chế, chính sách, chế độ đối với hộ nghèo, cận nghèo. UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh việc hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền chính sách đến với người dân,vận động người nghèo tự nguyện đăng ký tham gia thoát nghèo bền vững. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm; xây dựng các mô hình, loại hình sản xuất có hiệu quả, điển hình làm kinh tế giỏi; tuyên truyền nhân rộng tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo áp dụng tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo.
Thứ ba, việc huy động nguồn lực trong giảm nghèo bền vững của tỉnh Cao Bằng được triển khai khá tốt, với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động rất phong phú. Tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh; nguồn lực trong nhân dân; mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi.
Thứ tư, trong quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp hiệu quả của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân, chính sách giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ và ủng hộ tích cực của cộng đồng trong và ngoài tỉnh, kể cả quốc tế đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp dân cư và của chính
Thứ năm, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, tỉnh Cao Bằng đã xác định đúng các nhóm đối tượng nghèo và nguyên nhân cụ thể dẫn đến nghèo của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống xã tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Qua công tác kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các địa phương đã kịp thời phát hiện những bất cập của chính sách cũng như những biểu hiện sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước cấp trên điều chỉnh hoặc xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền