Khái quát về Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 62)

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

2.2.1.1. Chức năng

Căn cứ luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

UBND cấp huyện là do HĐND huyện bầu, là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.

UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước.

2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên

- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện:

Trình HĐND, UBND huyện và đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã, thị trấn thực hiện chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, UBND huyện; Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, điều hành của HĐND, Thường trực HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện theo

quy định của pháp luật; thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao theo quy định của pháp luật.

Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện; Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện; công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, tin học hoá hành chính Nhà nước của HĐND, UBND huyện; Quản lý tài sản, tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của HĐND và UBND huyện.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã và Quy hoạch thuỷ lợi;

Hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn;

Chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ về lĩnh vực tài chính, các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định;

Quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường; Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng

đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện và tổ chức thực hiện;

Thẩm định và trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai xã, thị trấn;

Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trình UBND huyện: Ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ, chương trình công tác về lao động, thương binh, xã hội trên địa bàn. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, giảm nghèo, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện;

Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã hội của huyện.

- Phòng Tư pháp:

Trình UBND huyện ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn huyện; Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp; Rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND huyện ban hành;

Thực hiện kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã theo quy định của pháp luật; trình Chủ tịch UBND huyện quyết định xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác hoà giải trên địa bàn; Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo về hoạt động giáo dục trên địa bàn; Quyết định kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình cải

cách hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáo dục mầm non trong huyện;

Quản lý chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục theo phân cấp của UBND tỉnh và phân công của UBND huyện; chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, cấp phát văn bằng chứng chỉ theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục và tổ chức thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của UBND huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Phòng Nội vụ:

Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ và tổ chức thực hiện các quy định của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh và Sở Nội vụ; Kế hoạch 5 năm và hàng năm, về công tác nội vụ, kế hoạch về cải cách hành chính trên địa bàn; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức cụ thể cho các cơ quan chuyên môn của huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh;

Giúp UBND huyện tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND theo phân công của UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh; Quản lý công tác tổ chức, biên chế, tiền lương theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật; Hướng dẫn UBND xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tôn giáo.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng:

Trình UBND huyện quyết định kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng, phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu dân cư, về quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn huyện; Các đồ án quy hoạch xây dựng thị trấn, trung tâm cụm xã, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch vật liệu xây dựng; Thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc xây dựng theo giấy phép trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của UBND tỉnh;

Cấp phép hoặc thu hồi các chứng chỉ đăng ký về giao thông vận tải của các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Thanh tra huyện:

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của UBND huyện;

- Phòng Văn hoá - Thông tin:

Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin thể thao của huyện; Hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức, đơn vị và nhân dân thực hiện luật pháp và những quy định của ngành văn hoá thông tin, thể dục, thể thao. Chủ trương xã hội hoá một số lĩnh vực hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá;

Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh kinh doanh dịch vụ văn hoá, thông tin thể dục thể thao;

Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất và dịch vụ văn hoá thông tin, thể thao của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

- Phòng Y tế:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm về sắp xếp mạng lưới y tế huyện theo hướng dẫn của Sở Y tế; Quản lý nhà nước về công tác y tế cơ sở; Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế thực hiện công tác vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh và những vấn đề có liên quan đến tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ y tế;

Tổ chức thực hiện quản lý công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phòng và chống các bệnh xã hội, khám chữa bệnh thông thường. Quản lý các chương trình y tế quốc gia;

Kiểm tra chấp hành pháp luật trong hoạt động y tế Nhà nước và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, các cơ sở kinh doanh ăn uống chế biến lương thực thực phẩm, hoá mỹ phẩm trên địa bàn theo quy định của Nhà nước.

- Phòng Dân tộc:

Ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác dân tộc; Xây dựng kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm về công tác dân tộc; Tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào

dân tộc trên địa bàn huyện; công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và các quy định của Nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn;

Thực hiện công tác thông tin, báo cáo, thống kê và đánh giá tình hình về kết quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn với UBND huyện và Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

UBND huyện Hàm Yên là cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục... đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện bao gồm: 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 03 Ủy viên UBND; Trong đó: 01 Phó Chủ tịch thường trực phụ trách kinh tế - xây dựng, 01 Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội, 01 Phó Chủ tịch phụ trách nông - lâm nghiệp, 01 Ủy viên là Chánh văn phòng HĐND và UBND; 01 Ủy viên là Trưởng công an huyện; 01 Ủy viên là Chỉ huy trưởng quân sự huyện.

Ủy ban nhân dân huyện hiện có 166 cán bộ công chức, viên chức được cơ cấu tại 13 phòng trực thuộc: Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Thanh tra huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Dân tộc.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Hàm Yên - Tuyên Quang:

Nguồn: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên

- Chú thích sơ đồ: Quan hệ trực tiếp Quan hệ trực thuộc Quan hệ phối hợp CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC UBND (Khối kinh tế - xây dựng)

PHÓ CHỦ TỊCH (Khối Văn hóa – Xã hội)

PHÓ CHỦ TỊCH

(Khối Nông – Lâm nghiệp)

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Tài chính – Kế hoạch

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Phòng Lao động thương binh và Xã hội

Phòng Tư pháp

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Nội vụ

Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Thanh tra huyện

Phòng Văn hóa và thông tin

Phòng Y tế

2.3. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước tại UBND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, công tác xây dựng và ban hành văn bản luôn được các cấp lãnh đạo chú trọng quan tâm, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động quản lý và điều hành của UBND huyện.

Trong thời gian qua, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước của UBND huyện Hàm Yên đã từng bước đi vào quy củ. Việc thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản về cơ bản cũng đã tuân thủ theo đúng những quy định của Nhà nước về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Để thực hiện tốt việc quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, hàng năm UBND huyện thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành rất nhiều các loại văn bản khác nhau nhằm thực thi các nhiệm vụ đề ra. Các văn bản của UBND huyện được ban hành là các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính cá biệt và các văn bản hành chính thông thường,… Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu về quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện Hàm Yên với loại văn bản cụ thể là: Quyết định; và quy trình soạn thảo, ban hành văn bản hành chính thông thường của UBND huyện Hàm Yên với hai loại văn bản cụ thể là: báo cáo, công văn.

2.3.1. Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại UBND huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Luật tổ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 không quy định cụ thể về quy trình soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân mà chỉ quy định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị (Mục 2, Điều 28). Do vậy, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước tại ủy ban nhân dân huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)