Quảng Trị thông qua các biện pháp kích thích tinh thần
2.3.2.1. Tạo động lực thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Để động viên, khuyến khích cán bộ, viên chức trong cơ quan chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý, BHXH tỉnh Quảng Trị đã đề ra kế hoạch đào tạo trong đó quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn người cử đi đào tạo. Từ đó thống nhất về hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cho công tác đào tạo, cũng như quy định về trách nhiệm và quyền lợi của người được cử đi đào tạo.
Hiện nay, BHXH tỉnh Quảng Trị đang áp dụng các hình thức đào tạo sau:
Đào tạo tại chỗ: Đào tạo định hướng: áp dụng cho tất cả viên chức khi được tuyển dụng vào ngành nhằm tạo điều kiện cho viên chức mới nắm được các thông tin tổng quan về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, các kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc mà viên chức sẽ đảm nhận. Sau mỗi kỳ thi tuyển, BHXH tỉnh sẽ phối hợp với trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống BHXH tỉnh gồm 230 người.
Đào tạo trên công việc thực tế (đào tạo kèm cặp): áp dụng cho viên chức mới vào công tác tại đơn vị hoặc thuyên chuyển, nâng cấp trong nội bộ. Việc đào tạo kèm cặp được tổ chức thường xuyên và trên nguyên tắc: cán bộ cấp trên bố trí ghép cặp cùng nhân viên cấp dưới thuộc quyền điều hành, đảm bảo mỗi chức danh công việc có ít nhất 02 cán bộ có khả năng đảm nhiệm. Có đánh giá kết quả đào tạo theo định kỳ (quý, năm).
Tự đào tạo: BHXH tỉnh khuyến khích tất cả các cán bộ, viên chức tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ phục vụ cho công tác nghiên cứu được hỗ trợ về thời gian, tài liệu. Nếu đi học theo nguyện vọng cá nhân trong giờ hành chính được Giám đốc ra quyết định cho đi học, hình thức học mỗi tháng từ 1 đến 2 tuần thì thời gian học không được hưởng thu nhập bổ sung; đi học theo nguyện vong cá nhân ngoài giờ hành chính thì vẫn xếp loại theo quy định chung.
Tổ chức các khóa đào tạo nội bộ, hội thảo chuyên đề: BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức, mở lớp đào tạo, tập huấn về từng nghiệp vụ ngành khi có thay đổi về văn bản, Nghị định, tập huấn về phần mềm, tổ chức các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong 5 năm qua đã cử 125 cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng. Tổ chức 43 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên muôn nghiệp vụ cho gần 3.000 lượt cán bộ, viên chức ngành BHXH, nhân viên ngành Bưu điện và nhân viên các đại lý thu BHXH, BHYT tự nguyện, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức tập huấn nâng cao năng lực làm việc cho trên 230 cán bộ, viên chức. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các Hội nghị tập huấn do BHXH Việt Nam, các Bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Thường xuyên mở các lớp tập huấn sử dụng hiệu quả phần mềm Cấp sổ, thẻ, phần mềm Chế độ, phần mềm Giám định BHYT, triển khai
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đến BHXH các huyện, thị xã, thành phố.
Đào tạo bên ngoài: Tham dự các khóa học bên ngoài là hình thức cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo, các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm do BHXH Việt Nam và trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, TP Hồ Chí Minh... nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên. Ví dụ như: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương, cấp ban và tương đương; quản trị mạng; chứng chỉ kế toán trưởng...tùy theo yêu cầu công việc và quy hoạch nhân sự của BHXH Việt Nam. Đối với các lớp này thì toàn bộ chi phí do BHXH Việt Nam đài thọ.
Về chi phí đào tạo: hàng năm ban lãnh đạo BHXH tỉnh phê duyệt kế hoạch cũng như kinh phí đào tạo của toàn tỉnh trong năm. Phòng Tổ chức cán bộ căn cứ vào yêu cầu của từng phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc theo từng giai đoạn để có kế hoạch đào tạo trong năm.
Đối với hình thức đào tạo trung hạn và dài hạn, Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào kế hoạch đào tạo cán bộ trong diện quy hoạch cán bộ nguồn của BHXH tỉnh để xem xét cử cán bộ đi tham gia đào tạo cho phù hợp.
Bảng 2.1: Chi phí đào tạo qua các năm của BHXH tỉnh Quảng Trị Nội dung Đơn vị tính Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng chi phí đào tạo Triệu đồng 556 570 803 930 1.056 Tổng số viên chức Lượt người 896 904 1.236 1.431 1.601 Chi phí đào tạo/người Triệu đồng/
lượt người 0,62 0,63 0,65 0,65 0,66
Nhìn vào bảng số liệu, tác giả nhận thấy số lượng viên chức được tham gia các lớp, khóa đào tạo, tập huấn do cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị tổ chức hoặc kết hợp với các đơn vị khác có tăng theo các năm. Tuy nhiên, chi phí đào tạo lại không tăng đáng kể. Như vậy, cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa bảo đảm sự chủ động, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
Qua khảo sát, phần lớn viên chức trả lời không hài lòng với những nội dung, cũng như các hình thức đào tạo. Nguyên nhân gây ra sự không hài lòng của viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thấy một số nguyên nhân sau:
Một là, với cách thức tiến hành xác định nhu cầu đào tạo hiện nay thì mới chỉ xác định được số lượng cán bộ, viên chức cần đào tạo, mà chưa xác định được thực sự viên chức tại cơ quan đang thiếu hụt kiến thức, kỹ năng gì cần phải đào tạo, các nội dung sẽ đào tạo có thực sự đáp ứng đúng với nhu cầu của viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị hay không.
Hai là, lựa chọn đối tượng đào tạo đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề chưa chính xác. Các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho viên chức chưa xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể cho việc lựa chọn đối tượng học nên việc cử người đi đào tạo hoàn toàn do người lãnh đạo đơn vị lập danh sách và cử đi căn cứ vào nội dung khóa học, kết quả thực hiện công việc của viên chức và ý kiến chủ quan của người lãnh đạo đơn vị. Với phương pháp lựa chọn như vậy, dẫn đến việc đối tượng được lựa chọn cử đi học nhiều khi còn mang tính cử luân phiên, để nhằm đảm bảo công bằng, giải quyết quyền lợi cho ai cũng được cử đi đào tạo. Có những khóa học viên chức phải tham gia là do yêu cầu của cấp trên. Gây ra sự không thoải mái cho viên chức, không thỏa mãn nhu cầu được học tập nâng cao trình độ của họ và đôi khi còn cảm thấy không được đối xử công bằng, ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức.
Ba là, nội dung đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nhiều khi không sát với thực tế công việc, do đó dẫn đến tình trạng một số viên chức được đào tạo không thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế.
2.3.2.2. Cơ hội thăng tiến của viên chức
Để tạo động lực cho viên chức thì công tác đề bạt, bổ nhiệm cũng là một trong những yếu tố quan trọng, nó kích thích viên chức hăng say làm việc với hy vọng được cân nhắc, đề bạt tới một chức vụ cao hơn với mức lương nhiều hơn và công việc hấp dẫn hơn. Nắm bắt được điều đó, công tác bổ nhiệm, đề bạt được Ban Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị quan tâm.
BHXH tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện Công văn số 215/BHXH- BCS ngày 10/9/2009 và số 460/BHXH-BCS ngày 26/8/2012 của Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ BHXH các tỉnh, thành phố đến năm 2020 đúng quy trình 3 khâu giữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; xây dựng xong danh sách quy hoạch dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 đảm bảo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, BHXH tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên người tốt nghiệp đại học chính quy trở lên, cán bộ trẻ có triển vọng để từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo; chú trọng đến việc đảm bảo hài hòa về lĩnh vực nghiệp vụ, cơ cấu và yếu tố chênh lệch về độ tuổi của cán bộ dự nguồn ở đơn vị, nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, khắc phục những hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ thời gian qua như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, độ tuổi cao,..
- Dự nguồn quy hoạch vị trí, chức danh Trưởng phòng là 22, trong đó quy hoạch chuyển tiếp là 14, giới thiệu mới là 08.
- Dự nguồn quy hoạch vị trí, chức danh Phó Trưởng phòng là 26, trong đó quy hoạch chuyển tiếp là 16, giới thiệu mới là 10.
- Dự nguồn quy hoạch vị trí, chức danh Giám đốc BHXH huyện là 27, trong đó quy hoạch chuyển tiếp là 18, giới thiệu mới là 09.
- Dự nguồn quy hoạch vị trí, chức danh Phó Giám đốc BHXH huyện là 32, trong đó quy hoạch chuyển tiếp là 17, giới thiệu mới là 15.
Năm 2018, thực hiện kế hoạch triển khai đề án “Xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch của Ngành Bảo hiểm xã hội”, đã xác định được 23 vị trí việc làm tại BHXH tỉnh và 22 vị trí việc làm tại BHXH huyện. BHXH tỉnh Quảng Trị đã triển khai quy hoạch cán bộ chuyên viên theo biên chế vị trí việc làm của từng phòng nghiệp vụ và từng BHXH huyện, thị xã, thành phố.
Như vậy, quy hoạch nhân lực đảm bảo được tính kế thừa và phát triển, với phương châm quy hoạch cán bộ tại chỗ, công tác quy hoạch nhân lực tại BHXH tỉnh Quảng Trị phần nào đã đáp ứng được yêu cầu trước mắt, cho tương lai gần và có tầm nhìn, đặc biệt là đã gắn với đặc điểm riêng, những yêu cầu về vị trí công việc để đưa vào quy hoạch những đối tượng hợp lý, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Kết quả thu được cho thấy, yếu tố được viên chức đánh giá có mức độ đồng ý cao nhất đối với cơ hội thăng tiến của bản thân chính là “thăng tiến là vấn đề được quan tâm trong cơ quan” (83.3% lượt lựa chọn). Tuy nhiên, viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị khi được khảo sát, đã cho rằng không hoàn toàn đồng ý rằng “cơ hội thăng tiến là công bằng” (60% lượt chọn); “tôi có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc” (72% lượt chọn). Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đề bạt thăng tiến tại đơn vị cũng còn một số hạn chế do các nguyên nhân sau:
- Các tiêu chuẩn, điều kiện xét đề bạt chưa rõ ràng. BHXH tỉnh Quảng Trị đã có quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh, tuy nhiên các tiêu chuẩn này rất chung chung; chỉ quy định về bằng cấp, trình độ chính trị, trình độ tiếng anh, tuổi đời. Viên chức sẽ khó có căn cứ để phấn đấu đạt mục tiêu.
- Điều kiện xét thăng tiến chưa gắn liền với kết quả thực hiện công việc và thành tích đóng góp của viên chức. Chủ yếu những người có thâm niên công tác, uy tín trong đơn vị sẽ được đề cử và bỏ phiếu tín nhiệm. Những viên chức trẻ tuổi có năng lực sẽ có rất ít cơ hội để được thăng tiến.
- Đơn vị chưa giải thích rõ cho viên chức hiểu về các cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại đơn vị. Không có sự trao đổi về kế hoạch phát triển nghề nghiệp của viên chức. Chính vì thế viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị chưa hiểu rõ về cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình.
2.3.2.3. Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho viên chức
Quá trình lao động sản xuất của con người luôn diễn ra trong một điều kiện môi trường làm việc nhất định. Do đó, nếu điều kiện lao động và môi trường làm việc tốt sẽ kích thích, tạo động lực để viên chức thích thú, hăng say với công việc, ngược lại nếu điều kiện và môi trường lao động không đảm bảo sẽ có tác động xấu đến viên chức, làm cho họ không hứng thú, gắn bó với công việc của mình.
Trước tiên, để đảm bảo an toàn lao động, BHXH tỉnh đã tập trung công tác thông tin, tuyên truyền, thực hiện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Năm 2018, chi phí cho công tác an toàn vệ sinh lao động là trên 100 triệu đồng, huấn luyện cho 150 viên chức về công tác phòng chống cháy nổ. Định kỳ hàng năm, tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ, viên chức theo quy định. Ngoài ra, cơ quan luôn cố gắng tạo bầu không khí làm việc thân thiện, gần gũi cởi mở giữa tập thể cán bộ, viên chức giúp họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thực hiện công việc của cá nhân cũng như làm việc nhóm hiệu quả.
Bên cạnh đó, nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc cho viên chức chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo động lực lao động, nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc bố trí nơi làm việc được thiết kế khoa học, đầy đủ tiện nghi phục vụ cho viên chức, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ
công tác được lãnh đạo cơ quan khá quan tâm. Mỗi viên chức được trang bị 01 bàn làm việc, 01 máy tính cá nhân. Lãnh đạo được bố trí phòng làm việc riêng. Tất cả các phòng làm việc đều được lắp điều hòa, được phục vụ các văn phòng phẩm (theo mức khoán quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của ngành BHXH). Mặc dù trong thời gian qua, đơn vị đã cố gắng ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, luôn chú trọng và đầu tư máy móc trang thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ tốt cho công việc của viên chức. Tuy nhiên qua bảng 2.4, ta thấy vẫn còn rất nhiều ý kiến chưa hài lòng đối với công tác tạo điều kiện làm việc của đơn vị: viên chức cho rằng thời gian làm việc không hợp lý, công việc không thực hiện hết vào giờ hành chính mà thường phải làm vào cả những ngày nghỉ, làm cho áp lực công việc càng tăng, môi trường làm chưa đáp ứng nguyện vọng của viên chức.
Bảng 2.2: Đánh giá của viên chức về điều kiện và môi trƣờng làm việc
Nội dung khảo sát
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Điều kiện làm việc an toàn 0 40 45 98 67 Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát 3 9 95 78 65 Trang thiết bị rất hiện đại 75 78 54 32 11 Môi trường làm việc chuyên nghiệp 94 101 47 8 0 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng 50 62 71 47 20 Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ 9 59 124 37 21
(Nguồn: Tác giả khảo sát)
2.1. 2.4. Đánh giá chung về tạo động lực làm việc cho viên chức tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
2.4.1. 2.4.1. Ưu điểm
Công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị đã có những thành công nhất định, tác động tích cực đến hiệu quả công việc của đơn vị. Cụ thể như:
Về tạo động lực thông qua biện pháp kích thích bằng vật chất
- Công tác tiền lương: tiền lương được trả gắn với ngày công lao động đã