Đánh giá xếp loại viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)

Công tác đánh giá phân loại công chức, viên chức, viên chức luôn được BHXH tỉnh Quảng Trị coi là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện hàng năm. Đánh giá phân loại công chức, viên chức, viên chức nói chung và viên chức nói riêng nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, từ đó căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với viên chức.

Thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành BHXH về việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức, viên chức hàng năm như: Căn cứ Luật viên chức năm 2010; Quyết định số 1508/QĐ-BHXH ngày 16/12/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm ngành BHXH; Quyết định số 1525/QĐ-BHXH ngày 21/09/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 1508/QĐ-BHXH ngày 16/12/2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm ngành BHXH.

BHXH tỉnh Quảng Trị hàng năm đã ban hành công văn hướng dẫn những nội dung trọng tâm trong công tác đánh giá này.Việc đánh giá và phân loại viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị phải căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người được đánh giá.

Hoạt động triển khai đánh giá, phân loại viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị cần phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, thiên vị; phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của viên chức được đánh giá. Cụ thể như sau:

Đối với viên chức quản lý:

Căn cứ đánh giá theo quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức. Nội dung đánh giá được thực hiện theo 07 tiêu chí. Tuy nhiên, đối với từng mức đánh giá, phân loại sẽ có các tiêu chí cụ thể như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: được chấm điểm đạt từ 90 đến 100 điểm. + Thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tổ chức.

+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành với chất lượng, hiệu quả cao, đúng và vượt tiến độ; có sáng kiến, giải pháp, đề tài, đề án được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả.

+ Đơn vị hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản hoàn thành vượt mức.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: được chấm điểm từ 75 đến dưới 90 điểm. + Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tổ chức.

+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành với chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

+ Đơn vị hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng

- Hoàn thành nhiệm vụ: có điểm trung bình từ 50 đến 75 điểm.

+ Gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tổ chức.

+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đều hoàn thành nhưng có tối đa 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

+ Đơn vị hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

- Không hoàn thành nhiệm vụ là viên chức thuộc các trường hợp sau: + Được chấm điểm có điểm trung bình cộng đạt dưới 50 điểm.

+ Cấp có thẩm quyền quản lý viên chức đánh giá là có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. + Có trên 50% các tiêu chí về chức trách, nhiệm vụ được đánh giá không hoàn thành.

+ Đơn vị hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc đề ra. + Cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, nội bộ mất đoàn kết, đơn thư vượt cấp và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân bị xử lý kỷ luật hoặc có kết luận thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm trong quản lý tài sản, tài chính, quỹ BHXH, quỹ BHYT sai quy định trong năm đánh giá.

- Thẩm quyền đánh giá và phân loại: Tập thể lãnh đạo BHXH tỉnh Quảng Trị xem xét, đánh giá và bỏ phiếu kín để xếp loại và Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

Căn cứ đánh giá là quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức. Nội dung đánh giá thực hiện theo 05 tiêu chí: (1) Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; (2) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ; (3) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; (4) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; (5) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

Có 04 mức đánh giá và phân loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Thẩm quyền đánh giá và phân loại là Thủ trưởng trực tiếp quản lý đánh giá và phân loại.

Như vậy, đối với công tác đánh giá phân loại cán bộ nói chung và viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị nói riêng đã có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá phân loại viên chức hiện nay vẫn khó đạt đến mức chuẩn xác về năng lực, trình độ, trách nhiệm viên chức vì rất nhiều vị trí như các vị trí lãnh đạo, chỉ đạo thì do đặc thù công việc không thể tính, đếm. Một số vị trí công việc gián tiếp thì chỉ có thể đánh giá qua việc hoàn thành nhiệm vụ được giao; khó đánh giá hết khả năng vì ít có nhiệm vụ phát sinh, đòi hỏi sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng trị (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)