2.3.1.1. Tiền lương
Chính sách tiền lương đối với viên chức trong những năm gần đây, từ năm 2014 đến nay đã được Nhà nước cải cách nhiều lần nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng, đời sống viên chức nói chung và đội ngũ viên chức tại BHXH tỉnh nói riêng.
Theo Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập BHXH giai đoạn 2012 - 2015 và hướng dẫn của Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam đã thí điểm cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng hệ số bằng 1,8 lần. Vì vậy, BHXH tỉnh Quảng Trị cũng đã thực hiện mức chi tiền lương đối với viên chức bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Ngoài tiền lương tăng thêm, BHXH tỉnh Quảng Trị cũng đã thực hiện chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức với mức bằng 0,2 lần so với tiền lương Nhà nước quy định.
Thực hiện chế độ phụ cấp: trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, nhưng ngành đã phối hợp các cơ quan hữu quan nghiên cứu trình Chính phủ quyết định một số chế độ phụ cấp theo lương để bổ sung thu nhập cho cán bộ, viên chức, giúp họ ổn định cuộc sống, có tác dụng khuyến
khích an tâm công tác trong ngành BHXH và học tập nâng cao trình độ để làm việc có hiệu quả hơn.
Chính sách tiền lương được đo bằng 6 câu hỏi (6 biến quan sát) cho kết quả như sau:
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về chính sách tiền lƣơng đối với viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: tác giả khảo sát)
Nhìn vào biểu đồ 2.2, tác giả nhận thấy viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị đánh giá chính sách tiền lương của viên chức chưa phản ánh đúng giá trị lao động. Tiền lương tối thiểu chung (tiền lương cơ sở) áp dụng cho viên chức là không đủ sống, chưa tương xứng với năng lực của viên chức, chưa bảo đảm cho viên chức có mức sống từ trung bình trở lên.
Chế độ phụ cấp, mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng còn khá phức tạp, còn mang nặng tính bình quân, chưa đảm bảo sự công bằng; chưa phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm; còn nặng về bằng cấp và thâm niên, không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Công bằng, hợp lý Tương xứng với năng lực
Đúng thời hạn Lương ngoài giờ hợp lý
Tóm lại, động lực làm việc đối với viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị chính sách tiền lương đạt mức trung bình chung là 3,24/5 điểm là mức điểm trung bình, thể hiện rằng viên chức của BHXH tỉnh chưa hài lòng về chính sách tiền lương.
2.3.1.2. Tạo động lực làm việc bằng các hình thức khen thưởng.
Qua kết quả khảo sát đối với viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị về công tác thi đua khen thưởng cho thấy có khoảng 50% người được hỏi cảm thấy hoàn toàn đồng ý đối với mức thưởng mà họ nhận được. Số người không đồng ý về mức tiền thưởng của đơn vị chiếm tỷ lệ không nhỏ 36,7%, tỷ lệ số người thấy bình thường chiếm 10%.
Biểu đồ 2. 2: Đánh giá của viên chức về mức thƣởng tại BHXH tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: tác giả khảo sát)
Bên cạnh đó các tiêu chí như: phân chia tiền thưởng theo hiệu quả, tiêu chí thưởng hợp lý rõ ràng, khen thưởng có tính kích thích cao có tỷ lệ không đồng ý là khá cao từ 30%.
Như vậy, ban lãnh đạo đơn vị đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác khen thưởng có tác động trực tiếp đến tâm lý làm việc và hiệu quả làm việc của viên chức. Có sự kết hợp khá chặt chẽ giữa khen thưởng vật chất
3%
37%
10% 0% 50%
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý
Bình thường Đồng ý
với khen thưởng tinh thần. Đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; có quy chế khen thưởng rõ ràng, công khai để viên chức hiểu rõ. Nhưng, một bộ phận lớn viên chức vẫn cảm thấy chưa hài lòng với chính sách khen thưởng của đơn vị. Công tác thi đua, khen thưởng tại BHXH tỉnh Quảng Trị còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, chưa tạo được động lực và sự tham gia của đông đảo cán bộ, viên chức tại đơn vị. Điều này thể hiện rõ ở nội dung, chỉ tiêu thi đua chung chung, chủ yếu sao chép nội dung của trên, chưa cụ thể hóa sát với đặc điểm, nhiệm vụ đơn vị. Hơn nữa, nhiều thời điểm, các phong trào thi đua tại BHXH tỉnh còn “chồng chéo” nhau, phong trào này chưa kết thúc đã có phong trào khác, dẫn đến nhàm chán. Đã vậy, sau mỗi đợt, mỗi phong trào, việc biểu dương khen thưởng cá nhân cũng như tập thể tại đơn vị chưa kịp thời, xét khen thưởng làm không đúng quy trình dẫn đến khen thưởng và đề nghị khen thưởng chưa đúng người, đúng việc; từ đó làm phản tác dụng của khen thưởng, tạo tâm lý cho viên chức không mấy mặn mà với các phong trào thi đua. Khí thế của phong trào thi đua chưa cao, tính hiệu quả thấp, tác dụng giáo dục chưa thật sự sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do thực tế đơn vị đặt ra.
Do đó, để tạo động lực bằng tiền thưởng có hiệu quả hơn nữa thì Ban Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề trả thưởng cho viên chức.
2.3.1.3. Thực hiện các chế độ phúc lợi
Hiện nay, các chế độ phúc lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức tại đơn vị. Ngoài chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH tỉnh Quảng Trị đã xây dựng hệ thống các chế độ phúc lợi cho cán bộ, viên chức nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi của viên chức, đảm bảo đời sống tốt hơn cho cán bộ, viên chức giúp họ yên tâm công tác và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Căn cứ nguồn quỹ thực có hàng năm, Ban Giám đốc và Công đoàn cơ quan thống nhất chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể sử dụng quỹ phúc lợi thông qua Đại hội cán bộ, công chức, viên chức toàn cơ quan. Định kỳ hàng quý, bộ phận kế toán và công đoàn đối chiếu số liệu thu chi, số dư báo cáo bằng văn bản lên Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn để có kế hoạch sử dụng quỹ hợp lý. Cụ thể như sau:
Hỗ trợ Tết nguyên đán với cán bộ, viên chức có thời gian làm việc trong ngành đủ 12 tháng và người nghỉ hưu trong năm là 01 suất/người; người làm việc dưới 12 tháng thì chi tương ứng số tháng thực tế làm việc; mức hỗ trợ tùy thuộc khả năng kinh phí tiết kiệm hàng năm do Giám đốc quyết định. Giai đoạn 2014 - 2018, áp dụng mức hỗ trợ từ 500.000 - 2.000.000 đồng/người.
Hỗ trợ Tết Dương lịch (01/1); ngày thành lập ngành BHXH (16/2); ngày giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch); ngày Quốc tế lao động (01/5); ngày BHYT Việt Nam (01/7); ngày Quốc khánh (02/9) mức chi tương ứng khoảng 01 ngày lương tính theo lương cơ sở.
Hỗ trợ ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và ngày Thương binh liệt sỹ (27/7) với mức chi 0,2 tháng lương cơ sở/người, nhằm giáo dục truyền thống, uống nước nhớ nguồn trong cán bộ, viên chức và tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà đến các gia đình thương binh, thân nhân liệt sĩ, cán bộ là cựu chiến binh trong cơ quan.
Đối với các chị em phụ nữ, Công đoàn cơ quan hàng năm hỗ trợ ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 mức chi tối đa 0.2 tháng lương cơ sở/người.
Tổ chức trao quà cho con cán bộ, viên chức nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu. Chi khuyến học đối với các cháu là học sinh giỏi, thi đỗ vào các trường đại học, đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi và năng khiếu các cấp; sinh nhật, ốm đau, hiếu hỉ của cán bộ, viên chức trong cơ quan đều được công đoàn chăm lo, thăm hỏi chu đáo.
Bên cạnh các chế độ đãi ngộ bằng tiền ở trên, BHXH tỉnh Quảng Trị cũng đã thực hiện tốt cho cán bộ, viên chức một số chế độ như: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm: Hoạt động này nhằm chăm lo sức khỏe cho cán bộ, viên chức; công đoàn cơ quan đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. Mức kinh phí để khám sức khỏe bằng 2 tháng lương tối thiểu cho 1 người/năm. Chế độ này áp dụng cho cán bộ, viên chức đã có thời gian làm việc trên 6 tháng, dưới 6 tháng mức chi là 1 tháng lương tối thiểu cho 1 người/năm.
Hàng năm, BHXH tỉnh Quảng Trị tổ chức cho cán bộ, viên chức trong cơ quan đi nghỉ mát, tham quan và giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm giao lưu củng cố, bổ sung, nâng cao kiến thức cho viên chức, đặc biệt là viên chức mới vào ngành.
Biểu đồ 2. 3: Kết quả khảo sát về chế độ phúc lợi đối với viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: tác giả khảo sát)
Chế độ phúc lợi của viên chức tại BHXH tỉnh được đo bằng 3 câu hỏi (3 biến quan sát) như biểu đồ 2.4. Qua đó, tác giả nhận thấy BHXH tỉnh Quảng
2.6 2.8 3 3.2 3.4 3.6 3.8
Được đóng bảo hiểm đầy đủ Được hỗ trợ công tác phí
Trị đã quan tâm đến thực hiện phúc lợi cho cán bộ, viên chức; các chương trình phúc lợi khá đầy đủ nhằm chăm lo đời sống viên chức.
Tuy nhiên còn một số hạn chế sau: quy chế phúc lợi chưa được phổ biến sâu rộng đến toàn bộ viên chức. Nhiều lao động chưa hiểu rõ về các khoản phúc lợi mình được nhận từ đơn vị. Đơn vị chưa khuyến khích được toàn thể viên chức tham gia và ủng hộ các chương trình phúc lợi. Việc xây dựng các chương trình phúc lợi chủ yếu dựa vào tham khảo các loại phúc lợi tại các đơn vị khác đang áp dụng, đơn vị chưa lấy được ý kiến sâu rộng của viên chức, chính vì thế các chương trình phúc lợi chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người lao đông.