Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của thực hiện pháp luật về hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của thực hiện pháp luật về hộ

chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn. Như vậy, theo quy định của Luật Hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ cấp bản chính Giấy khai sinh, bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và bản chính trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của người yêu cầu đăng ký.

Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; các Bộ, ngành, địa phương sử dụng thông tin công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình, cũng như giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác hộ tịch, tăng cường trách nhiệm và tính chuyên nghiệp, hạn chế sai sót, vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, Luật quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch, kể cả những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm.

1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của thực hiện pháp luật về hộ tịch hộ tịch

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là hành vi thực tế hợp pháp, có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật về hộ tịch, làm cho chúng đi vào cuộc sống.

Đặc điểm của thực hiện pháp luật về hộ tịch

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Theo đó, hành vi hợp pháp nghĩa là những hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật về hộ tịch, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định. Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật về hộ tịch phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch còn là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế. Hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch là các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch có hiệu lực thi hành vào cuộc sống nghĩa là các quy phạm pháp luật sẽ được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống. Như vậy, các quy định của pháp luật về hộ tịch trên giấy tờ sẽ được hiện thực hóa trong đời sống thông qua hành vi hợp pháp của các chủ thể.

Hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch [6]

Thứ nhất, tuân theo pháp luật hộ tịch: chủ thể kiềm chế mình không thực

hiện điều pháp luật cấm. Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động. Là hình thức thực hiện pháp luật mang tính thụ động, thể hiện ở dạng không hành động. Quy phạm tương ứng là các loại quy phạm cấm. Chủ thể: mọi chủ thể.

Thứ hai, thi hành pháp luật về hộ tịch: Chủ thể bằng hành vi tích cực của

mình thực hiện điều pháp luật về hộ tịch yêu cầu. Hành vi thi hành pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động. Thể hiện thông qua các quy phạm bắt buộc (thường là quy phạm quy định nghĩa vụ). Chủ thể: Mọi chủ thể.

Thứ ba, sử dụng pháp luật về hộ tịch: Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Thể hiện thông qua các quy phạm trao quyền. Chủ thể: Mọi chủ thể.

Thứ tư, áp dụng pháp luật về hộ tịch: Là hình thức thực hiện pháp luật

trong đó Nhà nước, thông qua cơ quan cán bộ Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật về hộ tịch. Thể hiện qua hành vi mang tính hành động. Là hoạt động có tổ chức của nhà nước để thực hiện pháp luật. Chủ thể: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được nhà nước trao quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)