Nội dung của tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung của tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật tập trung chủ yếu vào các hoạt động sau:

Thứ nhất, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn

bản quy phạm pháp luật về hộ tịch: Hệ thống các văn bản tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải tạo được hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà

nước về hộ tịch; đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các văn bản về hộ tịch.

Thứ hai, xây dựng và tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về hộ tịch:

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan đó trong tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch gắn với nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt của mỗi cơ quan.

Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng chính sách kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, dân số, kế hoạch hóa gia đình…

Theo đó chủ thể thực hiện công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch; Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hộ tịch; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại các Cơ quan đại diện; Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện bảo đảm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Chủ thể thực hiện đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương mình (cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là Sở Tư pháp); Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương (cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là Phòng Tư pháp); Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương mình.

Thứ ba, phổ biến giáo dục tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch: tuyên truyền phổ biến pháp luật là giải pháp quan trọng đảm bảo cho pháp luật quản lý hộ tịch đi vào cuộc sống. Thực tiễn hiện nay cho thấy, sự hiểu biết về các quy định pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch của cán bộ công chức nói riêng, nhân dân nói chung còn hạn chế. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; hơn nữa, để người nhận thức được việc đăng lý hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình đồng thời hiểu được tầm quan trọng của công tác Tư pháp – Hộ tịch trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và giữ gìn trật tự trên địa bàn thì hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần được nghiêm túc thực hiện bằng nhiều các biện pháp và hình thức khác nhau.

Thứ tư, thực hiện đăng ký hộ tịch: Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà

nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư bao gồm các nội dung cụ thể sau:

Khai sinh: Thông qua hoạt động này giúp cho Nhà nước theo dõi được sự biến động của dân số từ đó đề ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương, bảo vệ quyền trẻ em phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kết hôn: Là một trong những quyền đầu tiên của mỗi con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhằm pháp sinh ra những quan hệ pháp lý giữa vợ, chồng, cha, mẹ, con, giữa ông bà nội ngoại, cháu, quan hệ hôn nhân này phát sinh trong phạm vi làng, xã hoặc quận, huyện liền kề hoặc trong pham vi của một quốc gia, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Giám hộ, nhận cha mẹ con nuôi: Là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Toàn án chỉ định hoặc được

quy định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch: Thay đổi hộ tịch là việc thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ Đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng.

Khai tử: Đăng ký khai tử nhằm theo dõi sự biến động của dân số tự nhiên,tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, đây là việc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào Sổ đăng ký khai tử, chấm dứt quan hệ của người đó đối với gia đình, xã hội đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết

Thứ năm, giám sát, kiểm tra, thanh tra về tổ chức thực hiện pháp luật về

hộ tịch: công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch đã từ lâu trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của các cấp các ngành, đây cũng là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động hộ tịch nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về hộ tịch; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Do đó, để công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch diễn ra đạt được hiệu quả cao thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng là một công

công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác đăng ký, tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch thì Chính phủ, các Bộ, Ngành, các cơ quan quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác thanh tra nói chung và thanh tra công tác hộ tịch nói riêng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp các cơ quan, đơn vị hiểu và làm đúng những nguyên tắc, quy định về lĩnh vực này, ngăn chặn kịp thời những việc làm sai phạm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực hộ tịch; lực lượng Thanh tra các Sở Tư pháp còn mỏng nên công tác thanh tra chuyên ngành nói chung chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của Ngành. Do đó, cần tăng cường biên chế cho Thanh tra các Sở Tư pháp, nâng cao năng lực, trình độ cho công chức làm công tác thanh tra trong toàn ngành; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sai phạm trong quản lý, đăng ký hộ tịch được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)