Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn

huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Thứ nhất, huyện Kim Động cần tổ chức tập huấn thật chu đáo, đầy đủ

về công tác hộ tịch cho các đối tượng mà trước hết là công chức Tư pháp trên địa bàn huyện. Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Công chức Tư pháp hộ tịch phải là những người gương mẫu, tự giác trong chấp hành pháp luật, phải thực sự là những người công tâm, chuẩn xác, làm việc khoa học, mang tính chuyên nghiệp cao. Phải biết lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của dân. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng, phải thực sự là “công bộc” của dân. Có như vậy mới thực sự làm cho dân tin, thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý hộ tịch, hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch mới được nâng cao. Do vậy, cần tổ chức nghiên cứu, biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn triển khai thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch với nhiều cấp độ khác nhau. Nội dung trọng tâm của tập huấn là quán triệt đầy đủ nội dung các quy định của pháp luật về hộ tịch và các pháp luật liên quan; quy trình thực hiện các thủ tục; cơ chế phối hợp, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan trong phối hợp giải quyết đăng ký hộ tịch liên quan đến yếu tố nước ngoài. Kết quả tập huấn phải bảo đảm tạo chuyển biến sâu sắc nhận thức từ trong cấp ủy, lãnh đạo chính quyền đến cán bộ, chuyên viên làm công tác hộ tịch, để chuyển thành hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Hơn nữa, nhằm nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch thì huyện Kim Động cần phảitổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở kỹ năng, nghiệp vụ cho báo cáo viên, tuyên

luật, hòa giải ở cơ sở, đồng thời cập nhật cho đội ngũ này một số quy định pháp luật mới quan trọng, liên quan mật thiết đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch và hòa giải cơ sở; Kim Động cần mở rộng hơn nữa giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; trao đổi, thảo luận, tìm cách tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, giữa huyện Kim Động với các huyện khác nhằm trang các kiến thức pháp luật về hộ tịch cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thi hành thì việc đăng ký và

cấp các loại giấy tờ hộ tịch có yếu tố nước ngoài là một việc cực kỳ quan trọng, thể hiện chính sách của Nhà nước đối với quyền con người. Chính vì vậy, công chức tư pháp hộ tịch cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật khi đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, công chức tư pháp huyện Kim Động phải thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm, cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng xử lý công việc; chủ động rà soát những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài vì việc tăng thêm yếu tố nước ngoài vào công vụ đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về chất từ chuyên môn nghiệp vụ đến khả năng ngôn ngữ, giao tiếp; sự am hiểu không chỉ Luật Hộ tịch mà còn các Luật khác liên quan như Hộ tịch, Công chứng, Dân sự, Lao động... và không chỉ dành cho cán bộ chuyên trách làm công tác đăng ký Hộ tịch có yếu tố nước ngoài mà cả cho cán bộ, chuyên viên khác trong hỗ trợ, phối hợp giải quyết. Cần đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, kiện toàn và bố trí người làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện, nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của các công chức hộ tịch đáp ứng kịp thời yêu cầu của đất nước nói chung và Luật Hộ tịch nói riêng

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu cải cách hành chính của các nước nói chung, đặc biệt ở nước ta cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.Trong những năm gần đây việc cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch rất được quan tâm và đã tạo được nhiều chuyển biến quan trọng, đặc biệt là về thủ tục đăng ký hộ tịch. Tiếp tục phát huy các thành tựu đó, việc cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau:

Tiếp tục thực hiện việc cải cách thủ tục đăng ký hộ tịch theo hướng đơn giản hoá giấy tờ, rút ngắn quy trình giải quyết đối với cả việc đăng ký hộ tịch trong nước và đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo của cơ quan đăng ký hộ tịch và người có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Nâng cao tính phục vụ của hoạt động đăng ký hộ tịch với tính chất là một loại hình dịch vụ công, bảo đảm người dân được phục vụ thuận tiện, nhanh chóng khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình.

Tích cực xây dựng chính quyền điện tử. Nhận thức rõ chính phủ điện tử là xu thế tất yếu của quá trình phát triển nên huyện Kim Động đặc biệt quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phục vụ các tổ chức, người dân hiệu quả hơn. Xác định cơ quan điện tử làm nền tảng cho việc xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 bảo đảm theo định hướng, huyện xây dựng

Thực hiện niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về các quy trình, các hướng dẫn về thủ tục, giấy tờ cần thiết trong đăng ký hộ tịch để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nắm bắt được quy trình dễ dàng, tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân và những cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác tư pháp – hộ tịch

Thứ tư, bố trí cơ sở vật chất như phòng làm việc rộng rãi, có chỗ ngồi

thuận tiện cho công dân đến các cơ quan đăng ký hộ tịch. Ủy ban nhân dân huyện cần phải quan tâm bố trí một kho lưu trữ giấy tờ hộ tịch nằm trong khuôn viên Ủy ban nhân dân huyện và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất (tủ, bàn, máy hút ẩm, hệ thống báo cháy, kinh phí đóng bìa sổ bộ hộ tịch và kinh phí phòng, chống mối mọt) đảm bảo cho công tác lưu trữ giấy tờ hộ tịch được lâu dài.

Trang bị hệ thống máy vi tính được kết nối mạng internet, máy in tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyên môn. Ngoài ra huyện cần bố trí 01 quầy tại tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện trang bị tốt các điều kiện vật chất như: bố trí vị trí riêng một quầy tiếp nhận hồ sơ hộ tịch, được trang bị 01 máy vi tính nối mạng, máy in và một phần mềm quản lý hộ tịch để quản l ý việc theo dõi công tác hộ tịch để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện thủ tục hành chính.

Bố trí máy in, máy phô tô ngay trong khuôn viên của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận tiện cho người dân không phải đi lại nhiều lần khi cần phô tô những giấy tờ cần thiết phục vụ công tác đăng ký hộ tịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để góp phần đạt được thành công của cải cách Tư pháp nói chung và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch nói riêng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng về nhân thân của người dân, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Kim Động phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các giải pháp cụ trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch. Việc thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được đặt trên nền tảng hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tư duy đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Có thể khẳng định công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Động nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung đang bước vào giai đoạn mới hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống quản lý ngày càng chuyên nghiệp, tương thích và phù hợp với bối cảnh mọi ngành, mọi lĩnh vực đang nỗ lực xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về hộ tịch tới từng người dân, hộ gia đình, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch…

KẾT LUẬN

Các vấn đề dân cư đang ngày càng trở lên phức tạp, đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi nhà nước ta phải có những phương thức mới phù hợp với điều kiện thực tiễn để có thể quản lý dân cư một cách hiệu quả mà vẫn phải đảm bảo tính dân chủ, nhanh chóng, kịp thời cho nhân dân. Với tính cách là một hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hơn nữa, nhìn từ các khí cạnh khác mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thể hiện qua các quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch phản ánh sinh động, khách quan các giá trị dân chủ trong một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Bởi vậy, việc quản lý hộ tịch cần quán triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững”. Chính từ các quan điểm này, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch cần được đổi mới tích cực và bám sát các mục tiêu trong chiến lược phát triển con người của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, trong mọi hoàn cảnh Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch, từng bước quan tâm, xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách về hộ tịch, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch luôn được chú trọng, coi hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hộ tịch là nhiệm vụ, trọng tâm hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền, hoạt động tuyên

truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được quan tâm kịp thời. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải được phát huy hiệu quả tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng của nó trong hoạt động quản lý con người.

Trong những năm qua, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Động đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, công tác đăng ký hộ tịch đang ngày càng đạt hiệu quả cao, các công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch được coi trọng, ý thức thực hiện pháp luật về hộ tịch trong nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Động vẫn còn bộc lộ những yếu kém bất cập cần được khắc phục.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Động, luận văn đã đưa ra mục tiêu, định hướng của công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng như giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2010), Hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp xã, phường, thị

trấn và hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp cấp huyện, Nxb. Tư pháp, Hà

Nội.

2. Chính phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 về

quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Hà

Nội.

3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Trần Lệ Hoa (2014), bài viết: “Thực trạng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch”,

Hà Nội.

5. Phạm Hồng Hoàn (2011), Luận văn “Quản lý Nhà nước về hộ tịch ở

cấp xã, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”, Hà Nội.

6. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Giáo trình quản lý hành chính

– tư pháp, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7. Học viện hành chính (2011), Giáo trình lý luận chung nhà nước và

pháp luật, Hà Nội.

8. Vũ Thị Bích Liên (2015), Luận văn “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại

tỉnh Vĩnh Phúc”, Vĩnh Phúc.

9. Phòng Tư pháp huyện Kim Động, Hưng Yên. 10.Quốc hội (1945), Hiến pháp, Hà Nội.

11.Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 12.Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội (1992), Hiến pháp (đã sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 14. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

15. Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thu Trang, (2015), Luận văn “Năng lực công chức tư

pháp – hộ tịch phường ở tỉnh Hưng Yên”, Hưng Yên.

17. Thông tư (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị đinh số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch,Hà Nội.

18. Trung tâm thông tin khoa học (2013), Thông tin chuyên đề một số

vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)