Những yếu tố bảo đảm kết quả tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Những yếu tố bảo đảm kết quả tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

1.2.5.1. Hệ thống pháp luật về hộ tịch đầy đủ tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Thực tiễn trong hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật về hộ tịch cho thấy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch luôn đặt trong mối quan hệ tương quan giữa hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch với quyền lợi của nhân dân, giữa thói quen coi việc thực hiện các hoạt động về hộ tịch là trách nhiệm, nghĩa vụ của nhân dân với việc coi tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Nếu quá coi trọng về yêu cầu phục vụ hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch mà xem nhẹ quyền lợi của nhân dân sẽ dẫn tới các quy định quy phạm pháp luật khô cứng, hạn chế tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch chẳng hạn như việc yêu cầu công dân khi thực hiện một hoạt động hộ tịch nào đó như khai sinh, kết hôn phải xuất trình nhiều giấy tờ nhân thân khác. Khi các quy định thủ tục quá chặt chẽ, sẽ dẫn đến những người có trách nhiệm thực hiện pháp luật về hộ tịch thiếu tính linh hoạt trong hoạt động giải quyết các vấn đề về hộ tịch chính đáng cho nhân dân. Ngược lại, nếu yêu cầu phục vụ người dân thì các quy định của pháp luật về hộ tịch phải thực sự đơn giản, linh hoạt, hạn chế việc tản mát các quy định của pháp luật về hộ tịch,

nhiều tình huống phát sinh trong thực tế chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp với đặc điểm dân cư và trình độ phát triển không đồng đều ở nước ta hiện nay.

Hơn nữa, hệ thống pháp luật về hộ tịch luôn là điều kiện cần thiết để cho pháp luật được triển khai có hiệu quả. Vì vậy, để hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch diễn ra có hiệu quả thì hệ thống pháp luật về hộ tịch phảo thể hiện tính đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn chồng chéo, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trong tình hình mới.

1.2.5.2. Ý thực pháp luật

a, Ý thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công chức tư pháp – hộ tịch có thẩm quyền trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý hộ tịch cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải được xem là hoạt động thường xuyên, các cơ quan quản lý hộ tịch phải nắm vững tình hình hộ tịch tại địa bàn mình quản lý.

Các cơ quan tư pháp phải chủ động phát huy vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch của mình phù hợp với tình hình địa phương. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cần chủ động theo dõi tình hình phát sinh các sự kiện hộ tịch ở địa phương. Hoạt động đăng ký hộ tịch của công chức tư pháp – hộ tịch phải phản ánh trung thực các sự kiện hộ tịch xảy ra trên thực tế, hạn chế tối đa tình trạng sai sót khi đi đăng ký hộ tịch do lỗi vô ý của cán bộ tư pháp – hộ tịch. Trong nghiệp vụ đăng ký hộ tịch thì công chức tư pháp – hộ tịch khi thực hiện đăng ký bất cứ sự kiện hộ tịch nào cũng phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các cột tương ứng trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch, làm cơ sở cho

b, Ý thức pháp luật của người dân trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Ý thức của người dân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm kết quả tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch. Người dân ngày càng coi trọng hơn giá trị của những giấy tờ hộ tịch và tầm quan trọng của hoạt động đăng ký hộ tịch, tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch, đặc biệt là giấy khai sinh được người dân sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của người dân vẫn còn tồn tại nhất là trong lĩnh vực đăng ký khai sinh, khai tử, nhận nuôi con nuôi, cải chính hộ tịch… Chẳng hạn như: Do chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc bảo đảm chính xác, khách quan trong đăng ký hộ tịch, nên có tình trạng người dân vì muốn cho con đi học sớm đã tìm mọi cách để được cấp giấy khai sinh bản sao mà không thông qua tra cứu sổ hộ tịch của công chức hộ tịch hoặc khi đi đăng ký giấy khai sinh những thông tin người dân cung cấp cho công chức tư pháp – hộ tịch chưa chính xác nhằm tăng hoặc giảm tuổi thật của người được đăng ký khai sinh. Hay tình trạng người dân chưa coi trọng việc giữ gìn cho mình những giấy tờ hộ tịch bản chính, trong khi theo quy định hiện hành bản chính giấy tờ hộ tịch chỉ được cấp một lần duy nhất vào thời điểm đăng ký hộ tịch. Hoặc tình trạng khai giảm tuổi để đủ tuổi nhận con nuôi của người dân vẫn xảy do hạn chế về hiểu biết pháp luật, cách suy nghĩ đơn giản của nhân dân. Những vi phạm trong đăng ký hộ tịch có thể dẫn đến những hệ quả phức tạp như các giấy tờ học bạ, bằng cấp, chứng minh thư, sổ hộ khẩu… của cá nhận không thống nhất và có thông tin sai lệch so với giấy khai sinh

1.2.5.3. Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị... là một yếu tố không thể thiếu nhằm bảo đảm cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh. Hiện nay, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động đăng ký hộ tịch, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch tới hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch ngày được cải thiện, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, ở một số nơi cơ sở vật chất phục vụ công tác của Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã như hệ thống máy tính đã cũ, hỏng, phương tiện phục vụ chuyên môn như máy chiếu, máy ảnh, máy quét ảnh, phần mềm chuyên môn chưa được trang bị thống nhất, từ đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công tác chuyên môn...

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Những sự kiện hộ tịch gắn liền hàng ngày, hàng giờ với đời sống của người dân. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, hộ tịch luôn được coi trọng như một công cụ của Nhà nước để bảo về quyền nhân thân và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội. Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là hoạt động thiết yếu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, mặt khác, tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch còn là hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch là làm cho những quy định mà lập pháp đã tạo dựng vận hành trong hoạt động thường nhật của xã hội, là quá trình tiến đến mục tiêu của nhà làm luật nhằm sử dụng công cụ pháp luật để quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo xu thế tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát huy hiệu quả của pháp luật.

Tổ chức thực hiện pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý bảo đảm sự quản lý của Nhà nước thống nhất trong công tác hộ tịch, đảm bảo công khai, minh bạch, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi cho nhân dân khi thực hiện các hoạt động liên quan tới hộ tịch. Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhằm hiện thực hóa các quyền con người, quyền công dân. Thực tiễn hiện nay, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật đòi hỏi sự phối hợp hoạt động đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)