Phương hướng chung của tổ chức thực hiện pháp luật về hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Phương hướng chung của tổ chức thực hiện pháp luật về hộ

HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN

3.1. Phương hướng đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

3.1.1. Phương hướng chung của tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch tịch

Qua hơn 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các giải pháp nhằm tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững với công cuộc quản lý dân cư, tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược về hộ tịch, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong lĩnh vực hộ tịch. Đẩy

thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Với phương hướng chỉ đạo chung như vậy công tác tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đưa ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng của công tác này nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch với tính chất là hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước. Việc đưa ra được những phương hướng cụ thể nhằm hiện thực hóa những quy định của pháp luật về hộ tịch để từ đó quán triệt sâu sắc quan điểm “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh

và bền vững”. Hiến pháp năm 2013 cùng Luật Hộ tịch năm 2014 ra đời đã

góp phần bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân, góp phần quan trọng vào hoạt động cụ thể hóa việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý hộ tịch, quản lý dân cư theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Thông qua hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo tiền đề pháp lý để công dân chứng minh được nhân thân, hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình, thông qua đó Nhà nước có thể nắm vững thông tin của công dân nhằm quản lý tốt dân cư, công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phục vụ, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước.

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính theo mục tiêu đã đề ra trong chương trình tổng thể cải các hành chính nhà nước đến năm 2020. Cải cách hành chính trước hết thể hiện tập trung trong công tác xây dựng các quy phạm pháp luật về thủ tục đăng ký hộ tịch. Thủ tục đăng ký hộ tịch phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân. Trong đó, yêu cầu phục vụ người dân trong công tác đăng ký hộ

tịch phải được ưu tiên hàng đầu khi xây dựng các quy phạm thủ tục. Pháp luật về hộ tịch ra đời đã góp phần loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, xây dựng thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện cho người dân. Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch tạo điều kiện ngang nhau cho người dân trong việc hưởng thụ tốt nhất dịch vụ đăng ký hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ. Hơn nữa, tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch còn ấn định những cách thức, thủ tục để các cơ quan hành chính phục vụ quyền đăng ký hộ tịch cho người dân, đây là biểu hiện cao độ của việc chăm lo chu đáo tới quyền lợi của nahan dân, loại trừ được những nhũng nhiễu mang tính tiêu cực, góp phần gây dựng thành công chương trình cải cách thủ tục hành chính của quốc gia.

Thấm nhuần định hướng của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải tối ưu hóa được quan điểm đó của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải là thước đo quan trọng để tạo mối liên hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm thiết lập sự bình đẳng về pháp lý, là bước ngoặt quan trọng để tiến tới tự do, tôn trọng quyền con người. Thông qua các hoạt động thực thi pháp luật về hộ tịch như đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tịa các văn bản pháp luật, cơ quan đăng ký hộ tịch nắm vững và vận dụng chính xác các quy định pháp luật đúng đối tượng đăng ký… nhằm góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)