Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Đánh giá chung về tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về hộ

tịch tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

2.2.6.1. Ưu điểm

Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch thì tại huyện Kim động, hoạt động này đã đạt được những bước tiến nhất định, góp phần quan trọng trong hoạt động thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện nói riêng và hoạt động quản lý xã hội về hộ tịch nói chung.

Thứ nhất, công tác ban hành các văn bản nhằm tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác hộ tịch nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng đươc ban hành và có tính khả thi cao Ủy ban nhân dân huyện Kim Động đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để đẩy mạnh và tăng cường hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện.

Ưu điểm nổi lên trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch là dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hộ tịch cùng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thi hành pháp luật về hộ tịch của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã phát huy hiệu quả việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch nhằm đưa công tác hộ tịch đi vào nề nếp và đạt hiệu quả ngày càng cao, cụ thể là:

Tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về hộ tịch diễn ra đúng quy định trên địa bàn huyện Kim Động nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

Bảo đảm sự thống nhất trong toàn huyện trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch của các cơ quan nhà nước cấp trên và việc hướng dẫn thi hành các văn bản về hộ tịch tới từng xã trên địa bàn huyện Kim Động.

Bảo đảm công khai, minh bạch về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch; góp phần tạo nên tính minh bạch trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện.

Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch; Định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; góp

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch được củng cố, kiện toàn

Trên địa bàn huyện Kim Động đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các phòng, ban khác trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch. Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ đào tạo đúng chuyên ngành luật, hoặc có trình độ đào tạo chuyên ngành khác từ đại học trở lên thực hiện công tác hộ tịch. Chính sách bồi dưỡng tập huấn, cập nhật các quy định pháp luật chuyên ngành và lĩnh vực có liên quan được thực hiện định kỳ hàng năm hoặc khi có văn bản mới góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp chuyên nghiệp, ổn định.

Đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp làm công tác tư pháp – hộ tịch được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bố trí đủ 02 người làm công tác tư pháp – hộ tịch, từ đó, công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch được quan tâm, chú trọng và thực hiện chuyên trách. Tình trạng gây khó khăn, phiền hà, để người dân phải đi lại nhiều lần do trình độ năng lực của người làm công tác tư pháp – hộ tịch được hạn chế, khắc phục rõ rệt.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch được quan

tâm đúng, thực hiện đúng mực

Hiện nay, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hộ tịch, nên đã quan tâm, đầu tư hơn cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hộ tịch. Qua đó, người dân đã nhận thức được việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mình nên đã tự giác đi đăng ký, nhờ vậy tỷ lệ đăng ký hộ tịch đã được tăng lên.

Trên địa bàn huyện hàng năm đã tổ chức được nhiều các hình thức tuyên truyền lồng ghép thông qua các hội nghị, các hội thi pháp luật… thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện tham gia. Có thể thấy, trong

những năm qua huyện Kim Động đã thực hiện tương đối tốt các công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hộ tịch nói riêng.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện pháp luật trên

địa bàn huyện Kim Động được thực hiện theo đúng quy định

Công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân huyện cùng với phòng Tư pháp và các Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện thường xuyên, sát sao, có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Hàng năm, phòng Tư pháp huyện với chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện tương đối tốt những hoạt động tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện, qua đó đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót góp phần đưa công tác hộ tịch trên địa bàn huyện diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả của công tác thành tra, kiểm tra trên địa bàn huyện cho thấy những hoạt động niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí hộ tịch đều diễn ra đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi có yêu cầu.

Thứ năm, các hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện diễn ra theo

đúng trình tự, thủ tục của pháp luật quy định. Các hoạt động đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, nhận con nuôi, cải chính hộ tịch được thực hiện theo đúng thời gian quy định, hạn chế được tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn…

Ngoài ra, các công tác thống kê hộ tịch, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tất cả các báo cáo về hộ tịch trên địa bàn huyện đều được thực hiện theo

hộ tịch tại huyện Kim Động trong những năm qua được thực hiện đảm bảo về nội dung theo đúng các quy định của pháp luật.

Các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch được sử dụng đúng mẫu của Bộ Tư pháp ban hành, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Chữ viết trong sổ hộ tịch rõ ràng, dễ đọc, sổ lưu và hồ sơ lưu trữ về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký lại việc khai sinh, thay đổi, cải chính hộ tịch được lưu trữ đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần, các tủ đựng lưu trữ sổ sách hộ tịch được trang bị riêng, đảm bảo cho công tác lưu trữ diễn ra thuận tiện.

2.2.6.2. Hạn chế

Những năm qua, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trên địa bàn huyện Kim Động đã đạt được nhiều kết quả tích cực song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Thấy được những hạn chế đó không chỉ có tác dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch huyện Kim Động nói riêng mà còn trên các huyện, tỉnh thành khác trong phạm vi cả nước.

Thứ nhất, về công tác đăng ký hộ tịch

Công tác đăng ký hộ tịch còn diễn ra chưa đồng đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Ở một số xã trên địa bàn huyện trong hoạt động đăng ký hộ tịch còn để xảy ra các vi phạm như cấp bản sao trích lục giấy khai sinh không căn cứ vào sổ gốc như xã Nghĩa Dân, Hùng An.

Tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn vẫn còn diễn ra trong nhân dân, Số lượng đăng ký khai sinh, khai tử không đúng thời gian quy định đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động quản lý dân cư trên địa bàn. Tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn diễn ra do nhiều nguyên nhân như: những cá nhân nhận trẻ làm con nuôi nhưng không báo với cơ quan đăng ký hộ tịch để được đăng ký khai sinh; Người mẹ sinh con ở nơi tạm trú nhưng không đăng ký khai sinh ở nơi

tạm trú mà muốn đăng ký ở nơi thường trú; trường hợp sinh con thứ 3, sinh con ngoài dã thú… nên chưa muốn đi đăng ký khai sinh. Đăng ký khai tử cũng sảy ra trường hợp quá hạn trên địa bàn huyện chỉ khi việc đăng ký khai tử liên quan đến việc giải quyết các quyền và lợi ích liên quan đến người đã mất thì người nhà của người đã mất mới đến cơ quan đăng ký khai tử. Tình trạng đăng ký kết hôn diễn ra hình thức, sơ sài còn tồn tại nhiều trên địa bàn huyện, khi nam nữ đến đăng ký kết hôn thì họ mới nộp tờ khai đăng ký kết hôn trong khi đó pháp luật nước ta quy định mọi trường hợp đăng ký kết hôn phải được tổ chức và tiến hành tại Ủy ban nhân dân xã nơi nam, nữ đó cư trú; nam, nữ kết hôn phải gửi tờ khai đến Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền trong một khoảng thời gian nhất định xem xét những điều kiện bắt buộc để quyết định cho kết hôn hoặc không cho kết hôn giữa đôi bên nhưng trên thực tế công tác này diễn ra vô cùng lỏng lẻo ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện.

Cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký hộ tịch chỉ dựa vào lời khai của người đi khai mà không yêu cầu cung cấp đủ giấy tờ theo quy địn của pháp luật để chứng minh sự kiện hộ tịch đó là có thật. Khi thực hiện giải quyết hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch cán bộ tư pháp – hộ tịch chưa xem xét, kiểm tra kỹ các hồ sơ mà đã trình Chủ tịch ký Quyết định cho phép thay đổi.

Như vậy, với các sự kiện hộ tịch không được đăng ký kịp thời hoặc không đăng ký đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện.

Thứ hai, việc lưu trữ kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật về

lưu trữ đa số các xã, thị trấn đều không lưu Giấy khai sinh đăng ký lại trong hồ sơ. Việc lưu trữ sổ sách hộ tịch chưa khoa học, một số trường hợp chỉ lưu bản photo như bản photo quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, bổ xung hộ tịch… Một số mục trong sổ, hồ sơ đăng ký hộ tịch

Thứ ba, về công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật.

Nhận thức về vai trò của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch cũng như công tác phối hợp ở một số cán bộ tại các đơn vị ở cơ sở còn hạn chế như xã Phạm Ngũ Lão, Phú Thịnh, Mai Động nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Việc đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền ở các xã, thị trấn chưa được quan tâm. Nhìn chung các xã, thị trấn chưa sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí được cấp cho công tác tuyên truyền.

Công tác khai thác, quản lý tủ sách pháp luật trên địa bàn huyện tủ sách pháp luật của các xã, thị trấn đã có sự bổ sung nhưng số lượng còn ít, nhiều đầu sách pháp luật hết hiệu lực thi hành. Việc luân chuyển sách pháp luật tới các ngăn sách pháp luật của thôn, xóm chưa được thực hiện thường xuyên; số lượt người khai thác, sử dụng Tủ sách còn hạn chế như xã Song Mai.

Việc quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở địa phương chưa được quan tâm, hoạt động hòa giải của các Tổ hòa giải chưa phát huy được vai trò hòa giải, nhất là các tranh chấp về lĩnh vực hôn nhân gia đình như xã Phạm Ngũ Lão, Mai Động.

Thứ tư, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch: Tồn

tại nhiều văn bản sử dụng sai biểu mẫu, căn cứ áp dụng hết hiệu lực, ghi chép không đầy đủ nội dung văn bản như xã Ngọc Thanh, Đức Hợp.

Thứ năm, công tác chỉ đạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm

công tác hộ tịch chưa được chú trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch chưa được quan tâm đúng mực, nhìn chung vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số xã trên địa bàn huyện, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tư pháp – hộ tịch còn ở mức thấp, thậm trí có những người chưa được qua đào tạo, chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ, chưa có công chức hộ tịch riêng mà đã phần vẫn là công chức

kiêm nghiệm. Trong thực thi công vụ đối với những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn huyện vẫn còn sảy ra tình trạng lơ là, nể nang.. dẫn tới việc đăng ký hộ tịch không được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, gây khó khăn trong quá trình quản lý tại địa phương.

2.2.6.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, từ hệ thống pháp luật về hộ tịch

Trước đây, đăng ký và quản lý hộ tịch chủ yếu được điều chỉnh bởi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Đến nay, Quốc hội đã thông qua Luật Hộ tịch vào ngày 20/11/2014 và Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Đây là bước đột phá về thể chế của công tác hộ tịch, là cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành là những văn bản quy phạm pháp luật mới nên trong quá trình áp dụng trên thực tế không tránh khỏi những sai sót như: Với tình trạng công chức tư pháp – hộ tịch và lượng công việc như hiện nay, thì quy định giảm thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trong Luật Hộ tịch sẽ khó tránh khỏi việc trễ hẹn, tạo sự bức xúc cho người dân. Quy định rút ngắn thời hạn là quy định tích cực, mang tính cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, nhưng cùng với đó thì chúng ta cũng cần phải giải quyết phù hợp về số lượng, về khoản bồi dưỡng cho cán bộ để khuyến khích họ tâm huyết, nhiệt tình giải quyết tốt công việc.

Một số quy định trong Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa rõ ràng, phù hợp như: Về cập nhật số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh trong công tác đăng ký khai sinh; cấp Giấy xác nhận tình

nhân, hộ khẩu tập thể và người có thời gian cư trú có thời hạn ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, họ không có điều kiện để đến có quan đại diện để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quy định về giấy tờ, tài liệu làm chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; quy định cấp Giấy báo tử trong trường hợp người chết tại nơi cư trú; trình tự, thủ tục xác minh các sự kiện hộ tịch ở các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi, hủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)