Vai trò của chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Vai trò của chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công

dựa vào một số tiêu chí như tính hiệu quả, bền vững, công bằng, phù hợp để đánh giá chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.

1.2.2. Vai trò của chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp nghiệp

Thứ nhất, chính sách nhà ở góp phần tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động sẽ đảm bảo cho người lao động để họ yên tâm làm việc, yên tâm cống hiến, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, từ đó làm cho họ thật sự “an cư” để yên tâm “lập nghiệp”. Đối với người lao động, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp là biện pháp đảm

bảo cho người lao động gắn bó với công việc tại các khu công nghiệp. Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, vì thế bảo đảm nhà ở cho người dân là một trong những vấn đề xã hội quan trọng. Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một trong những quyền cơ bản, là điều kiện cần thiết để phát triển con người một cách toàn diện, đồng thời là nhân tố quyết định để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Khi phải sống trong điều kiện không tốt, người lao động; một mặt, phải luôn trong trạng thái tìm được chỗ ở tốt hơn, tâm trí cho việc thực hiện công việc bị ảnh hưởng và những đóng góp của họ cho quá trình hoạt động, sản xuất của đơn vị sử dụng lao động bị giảm sút; mặt khác, do chỗ ở không tốt, không ổn định, việc gắn bó của người lao động đối với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp sẽ giảm đi.

Khi người lao động được đảm bảo về nhà ở thì họ sẽ yên tâm làm việc và có xu hướng gắn bó với các KCN nhiều hơn; ngược lại, khi tình trạng nhà ở của họ là tạm bợ thì xu hướng chuyển việc, nhảy việc diễn ra thường xuyên; sự gắn bó của người lao động với các KCN là không cao; thậm chí người lao động cũng không mặn mà với quá trình làm việc tại các KCN.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp sản xuất, việc đảm bảo nhà ở cho người lao động là điều kiện để nâng cao năng lực làm việc và năng suất lao động của người lao động và cũng là cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định quan hệ lao động. Người lao động có nhà ở là một biện pháp tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Sau thời gian làm việc họ cần có chỗ ở để nghỉ ngơi nhằm tái tạo lại sức lao động để tiếp tục cho quá trình sản xuất. Thực tế là khi người lao động phải sống trong những ngôi nhà không hợp vệ sinh và mất vệ sinh thường bị nguy cơ về bệnh tật và gây ra những rắc rối không đáng có trong thời gian làm việc tại nhà máy.

Thứ ba, đối với sự phát triển của địa phương, việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội, môi trường.

Do thu nhập từ quá trình làm việc tại các KCN chưa cao, người lao động để có thêm tiền tích luỹ phải giảm thiểu các chi phí. Do đó, họ phải tìm nhà ở với giá rẻ, và sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh không thật tốt. Những điều này có nguy cơ làm nảy sinh các tệ nạn xã hội và làm cho vệ sinh môi trường khu vực đó trở nên xấu thêm. Thêm vào đó tâm lý tạm bợ về chỗ ở làm cho sự ổn định về lao động của địa phương luôn dao động, điều này lại gây tác động xấu đối với đơn vị tuyển dụng, dẫn đến tình trạng lợi nhuận của các doanh nghiệp tại các KCN có thể giảm khi lực lượng lao động tham gia làm việc tại đây giảm. Sự giảm sút về lợi nhuận tất yếu sẽ dẫn đến đóng góp của doanh nghiệp vào nguồn thu của địa phương giảm... Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại các KCN là điều mà chính quyền Trung Ương, chính quyền địa phương cần phải quan tâm và tiến hành thực hiện tốt những chủ chương, chính sách liên quan đến vấn đề này

1.2.3. Sự cần thiết của chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Sự ra đời của các KCN thường có xu hướng chung là sẽ thu hút một lượng lao động khá lớn, đặc biệt là lao động trẻ từ các địa phương khác, mà chủ yếu là các vùng nông thôn, các quốc gia dư thừa lao động khác. Nhu cầu thu hút lao động bình quân đối với các KCN khoảng từ 100-150 lao động/ ha đất xây dựng công nghiệp, chưa kể số lao động phụ trợ ăn theo. Khi xây dựng

một KCN 100-200 ha sẽ hình thành nên một đô thị mới khoảng 10.000 đến 30.000 lao động. Nếu tính thêm số lao động phụ trợ và ăn theo có thể lên đến 20.000 - 40.000 người, tương đương đô thị loại V [35]. Như vậy khi xem xét sự hình thành xây dựng KCN không chỉ tập trung giải quyết vấn đề xây dựng nhà xưởng mà còn phải chú ý đến vấn đề phát triển nhà cho công nhân cũng như vấn đề hạ tầng cơ sở có liên quan. Chính vì sự gia tăng của các KCN kéo theo sự gia tăng của một số lượng lao động và những người ăn theo cao như vậy cho nên nếu vấn đề nhà ở cho công nhân không được giải quyết thì hậu quả tất yếu nảy sinh sẽ là:

Thứ nhất, công nhân sẽ làm việc không năng suất. Vì điều kiện sinh hoạt (nhà ở) của công nhân ảnh hưởng lớn đến khả năng tái tạo sức lao động của công nhân và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như của KCN. Điều kiện sinh hoạt của công nhân ảnh hưởng tới năng suất lao động bởi vì nếu điều kiện ăn ở kém sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân qua các yếu tố như: thiếu ngủ, thiếu phương tiện đi lại và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện vệ sinh, nước uống kém. Nếu thường xuyên như vậy thì tình trạng này hàng ngày ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân – là lực lượng lao động chính tại các KCN. Họ là những công nhân, do đặc thù công việc mà họ phải làm việc khoảng 10-12 tiếng trong một ngày và có khi còn phải làm ca đêm. Hơn nữa ngoài thời gian làm việc họ lại còn phải chăm sóc gia đình, con cái dẫn đến họ thường xuyên đi làm muộn hoặc phải nghỉ làm. Nếu có thể đi làm thì họ cũng không thể cho năng suất cao và khả năng an toàn lao động bị giảm.

Thứ hai, do không có chỗ ở ổn định nên đời sống của công nhân rất bấp bênh, nay đây mai đó, điều này làm cho doanh nghiệp có thể thiếu lao động, đặc biệt là lao động lành nghề. Nếu doanh nghiệp và nhà nước không khắc phục hay giải quyết tình trạng này thì về lâu dài có thể sẽ dẫn đến khả năng

xảy ra sự thiếu hụt lao động tại các KCN, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm và di dời các KCN đến những nơi có nhiều thuân lợi hơn.

Thứ ba, nhiều vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình làm việc như: tranh chấp lao động với người sử dụng lao động, biểu tình, bãi công… trong khoảng thời gian từ năm 1987-1992, tại Đài Loan hơn 30.000 công nhân làm việc tại các KCN đã mất việc làm. Tình trạng biểu tình ngồi của công nhân đòi các khoản bồi thường mà họ có quyền được hưởng xảy ra thường xuyên sau khi các nhà máy đóng cửa. Khi chi phí nhân công gia tăng, các công ty còn tiếp tục hoạt động đều tìm cách đối phó. Cũng như vậy tại Sri Lanka nhiều cuộc đình công xảy ra do tranh chấp giữa công nhân và người sử dụng lao động về vấn đề nhà ở. Các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình này rất khó giải quyết.

Thứ tư, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng lao động cũng như sự phát triển của các KCN. Khi điều kiện tối thiểu là nhà ở cho công nhân làm việc không được đáp ứng thì những phúc lợi xã hội mà công nhân lẽ ra được hưởng cũng không thể hoặc là khó có thể được hưởng theo. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài đều coi phúc lợi của công nhân là một điều kiện để họ tham gia đầu tư và thực hiện các giao dịch, điều này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn thế giới về phúc lợi của công nhân, nhất là đối với các nước ở thế giới thứ ba, khi điều kiện làm việc của công nhân còn tồi tàn, lao động dễ bị bóc lột, giá nhân công rẻ mạt…

Thứ năm, do đặc điểm lao động tại các KCN là phần lớn trẻ và chưa lập gia đình. Khi làm việc tại các KCN hiện nay, với điều kiện vật chất chưa đầy đủ, đặc biệt lại chưa có nhà để ở ổn định thì việc kết hôn, lập gia đình đối với họ là vấn đề không tưởng. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các cá nhân, đồng thời cũng tạo nhiều vấn đề xã hội đặc biệt là đối với phụ nữ như tình trạng bị lạm dụng tình dục hoặc phải thôi việc để đi lấy chồng khi đã đến

hoặc quá tuổi. Tất cả đều tạo ra một hình ảnh không đẹp trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng đối với các KCN. Vì vậy có thể dòng đầu tư vào các KCN này sẽ giảm đi trong tương lai, do vậy ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài và bền vững của các KCN.

1.2.4. Nội dung chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Chính sách phát triển nhà ở đối với công nhân viên chức lao động là một chính sách xã hội quan trọng đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, chăm lo. Chính sách nhà ở trong thời gian qua đã liên tục được đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo hướng đưa tiền nhà vào tiền lương, xoá bỏ bao cấp về nhà ở, thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động tự cải thiện nhà ở.

Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, là một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực nhà ở. Theo Luật này, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, nhằm đáp ứng nhu cầu thuê, thuê mua đối với các đối tượng có thu nhập thấp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo Điều 32 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, việc phát triển nhà ở cho người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế được quy định như sau:

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng là người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế thuê; người sử dụng lao động, doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu

công nghiệp, khu kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao được tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, chất lượng công trình, mỹ quan, an toàn và môi trường theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

- Quy hoạch nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp gắn liền với quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch và bố trí quỹ đất ở vị trí phù hợp để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp. Trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư phương án giải quyết nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp.

- Đối với các khu công nghiệp có khó khăn về nhà ở, công trình xã hội văn hóa, thể thao cho người lao động, căn cứ vào điều kiện cụ thể, trên cơ sở kiến nghị của nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh diện tích khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất khu công nghiệp đã được giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật xây dựng.

Trong trường hợp khu vực quy hoạch phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao nằm liền kề khu công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp.

Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định, hướng dẫn áp dụng ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao khu công nghiệp, khu kinh tế.

1.2.5. Quy trình và nội dung thực hiện các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Chính sách công nói chung cũng như chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN nói riêng luôn được xem xét như một quá trình với nhiều hoạt động liên tục theo thời gian, từ khi phát hiện vấn đề để xây dựng chính sách cho đến khi vấn đề được giải quyết thông qua những chính sách can thiệp của nhà nước và hoạt động của các chủ thể tham gia liên quan đến chính sách. Quy trình thực hiện chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN gồm các nội dung cơ bản là:

- Hoạch định chính sách; - Thể chế hóa chính sách;

- Tổ chức thực hiện chính sách, chỉ đạo thực hiện; - Kiểm tra thực hiện chính sách.

Trong các giai đoạn của chính sách, khâu tổ chức thực hiện chính sách có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách, là quá trình biến các chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN thành các kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của Nhà nước nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra. Có thể nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)