Tăng cường vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý, phối hợp các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 115)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Tăng cường vai trò nhà nước trong tổ chức quản lý, phối hợp các

các chương trình, thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Thứ nhất, hoàn thiện công tác quy hoạch và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, thực tiễn cho thấy, chỉ có những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về vốn, có kỹ thuật hiện đại, có ý định hoạt động lâu dài mới chú ý đến việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Ngược lại, các doanh nghiệp tiềm lực kinh tế mỏng, kỹ thuật giản đơn, làm ăn mang tính cơ hội thường không chú ý đến việc xây dựng nhà ở cho người lao động. Điều này đặt vấn đề trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước. Theo tác giả, cơ

quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không những cần quy hoạch đất để xây dựng nhà ở cho người lao động đồng thời với quy hoạch các KCN như quy định của Chính phủ, mà khi cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động các KCN cũng phải lựa chọn doanh nghiệp được vào đầu tư. Trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư vào các KCN để mở rộng, nâng cấp các KCN, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp có vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, triển vọng làm ăn lâu dài là chủ yếu. Trong chủ trương tái cơ cấu kinh tế hiện nay, chúng ta đang dịch chuyển từ đầu tư chiều rộng là chủ yếu sang đầu tư kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu và tiến tới đầu tư theo chiều sâu, việc lựa chọn các doanh nghiệp vốn lớn, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại là hoàn toàn phù hợp với đề xuất này.

Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Ở các địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương về chính sách nhà ở để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành, giải quyết kip thời đối với những trường hợp vi phạm các quy định, hợp đồng, cam kết. Trong Ban chỉ đạo cần có các thành phần Đảng, Chính quyền, các đoàn thể, trước hết là tổ chức công đoàn, các Ban quản lý KCN và đại diện các doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ hoạch định chính sách, phải chú trọng toàn diện các khâu, các mặt trong công tác cán bộ, từ phát hiện, đánh giá đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt đến điều động luân chuyển, giáo dục rèn luyện, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật, chính sách cán bộ và chế độ đãi ngộ cán bộ. Cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với cán bộ chinh sách tham ô, tham nhũng, vụ lợi và trục lợi, dẫn tới tha hóa biến chất… Vì vậy trong chính sách cán bộ, không chỉ đánh giá sử dụng cán bộ mà còn thường xuyên quan tâm phòng ngừa, ngăn chặn

những biểu hiện suy thoái, bất minh, bất chính. Do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường pháp luật, kỷ cương để xử lý kịp thời những cán bộ xây dựng và thực thi chính sách không hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)