Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về nhà ở cho công nhân tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 106)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về nhà ở cho công nhân tạ

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Trong Chiến lược nhà ở giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định nhà ở xã hội phải được ưu tiên xây dựng để những người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà. Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đã cụ thể hóa chiến lược này hay Luật Nhà ở Quốc hội Khóa XIII thông qua Kỳ họp thứ 8 cũng có một chương riêng về phát triển nhà ở xã hội. Chính sách này cho thấy sự tôn trọng quyền có chỗ ở của người dân như Hiến pháp đã khẳng định, nó cũng phù hợp với các quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Các đối tượng khó khăn về nhà ở, đặc biệt, là đối tượng được hỗ trợ như hộ dân nghèo ở nông thôn, người có công, lực lượng vũ trang, công chức viên chức trong hệ thống chính trị, sinh viên, người lao động ở KCN đều là đối tượng được thụ hưởng trong chính sách nhà ở xã hội.

Nguyên nhân khiến những người lao động các KCN có nhu cầu vẫn chưa tiếp cận được nguồn ưu đãi này một phần do vấn đề thủ tục để người

nghèo được vay gói tín dụng này còn nhiều bất cập. Theo quy định, để mua được nhà ở xã hội người lao động phải chi trả 20 - 30% giá trị hợp đồng mua nhà trước khi nhận gói vay ưu đãi. Đối với người lao động các KCN là điều khó khăn, bởi lẽ với mức thu nhập thấp và bấp bênh (khoảng từ 5-7 triệu đồng/tháng), những người lao động làm việc các KCN khó có thể tích cóp một số tiền lớn như vậy. Nếu như đề xuất cho người mua nhà được phép thế chấp chính ngôi nhà đó được thông qua thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn với những người chưa đủ khả năng chi trả cho số tiền ban đầu.

Một vướng mắc nữa về vấn đề thủ tục là đa số số lao động các KCN chưa có nhà ở hiện nay đều thuộc đối tượng KT3, tức là dân nhập cư. Theo quy định đối với đối tượng này thì thủ tục hồ sơ pháp lý đầy đủ cần có bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên. Trong khi đó, hiện tại nhiều doanh nghiệp tại các KCN lại không chấp hành đóng BHXH cho người lao động. Vì thế, để khắc phục khó khăn này, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tuân thủ luật BHXH cho người lao động.

Do đó, để thực hiện tốt chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh khi ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở cho công nhân cần cụ thể hóa các đối tượng, điều kiện và trình tự thực hiện việc hỗ trợ cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh chính sách đất đai, cần hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp, các ban quản lý các KCN và các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng KCN xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN.

Khuyến khích tài chính để các doanh nghiệp sử dụng lao động, các Ban quản lý KCN, các công ty xây dựng kết cấu hạ tầng và người dân xây dựng nhà cho người lao động thuê cần chú trọng tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, thành lập Quỹ hỗ trợ nhà ở cho người lao động các KCN và cho vay với mức lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Nhà nước, hoặc phải có chính sách cụ thể; bổ sung quy định chủ đầu tư xây dựng khu nhà ở cho người lao động các KCN được phép cho thuê và bán nhà ở cho người lao động, được phép cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất, được phép cho thuê lại đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ đồng bộ trong phạm vi quy hoạch khu nhà ở cho người lao động.

Thứ hai, điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư, xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN theo hướng được hưởng ưu đãi cao hơn quy định hiện hành, đồng thời ban hành cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện chính sách ưu đãi thống nhất trên cả nước.

Thứ ba, có kế hoạch xem xét áp dụng một số ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN; xem xét thêm quy định chính sách hỗ trợ trực tiếp một phần cho người lao động thông qua quỹ hỗ trợ phát triển nhà ở được hình thành từ nhiều nguồn.

Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; dành một khoản ngân sách nhà nước để hỗ trợ các địa phương có các KCN, đồng thời quy định có tính bắt buộc các địa phương bố trí vốn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động các KCN tùy theo số lượng lao động tại các KCN của địa phương.

Thứ năm, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn chính quyền địa phương, các hộ dân bên cạnh các KCN, quy hoạch lại các khu nhà ở cho thuê, nâng cấp cải tạo về chất lượng các khu nhà ở cho thuê đã xây dựng, nhằm từng bước nâng cao đời sống cho người lao động các KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)