Các hình thức tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình phước (Trang 31 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các hình thức tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Hình thức tuyển dụng công chức là cách thức mà các cơ quan tổ chức sử dụng công chức dùng để tuyển lựa, chọn lọc nhân sự cho cơ quan tổ chức mình. Hình thức tuyển dụng công chức nói chung bao gồm bổ nhiệm, thi tuyển và xét tuyển. Mỗi hình thức có một ý nghĩa xã hội, chính trị, pháp lý… nhất định và được áp dụng nhằm xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chính quy, hiện đại, có đủ năng lực chuyên môn phẩm chất chính trị đạo đức để phục vụ nhân dân.

1.2.4.1. Hình thức thi tuyển:

Thi tuyển là hình thức phổ biến đóng vai trò quan trọng để thiết lập đội ngũ công chức. Thi tuyển thực chất là lựa chọn những người mới, là hình thức

rất quan trọng để xây dựng một đội ngũ công chức có chuyên môn, có trình độ cao. Theo yêu cầu của từng lĩnh vực công việc mà cơ quan tuyển dụng đề ra, nhằm yêu cầu lựa chọn được những người có tài năng, có trình độ chuyên môn cao. Hình thức thi tuyển ngày càng được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ cơ quan hành chính Nhà nước đến các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp trong cả nước.

- Thi tuyển công chức được thực hiện bằng nhiều hình thức:

+ Thi viết: Đây là hình thức được áp dụng từ lâu và khá phổ biển của hầu như tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mục đích của hình thức thi viết nhằm kiểm tra được kiến thức cơ bản của người dự tuyển, cũng như khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề của các ứng viên, buộc người dự tuyển phải trả lời những câu hỏi, trình bày được sự hiểu biết của mình về những vấn đề liên quan đến các văn bản pháp luật chuyên ngành; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nơi các ứng viên đăng ký dự tuyển hay ngạch công chức của vị trí cần tuyển dụng...

Những năm gần đây, hình thức thi trắc nhiêm đang dần được các cơ quan, đơn vị áp dụng nhiều hơn và dần thay thế hình thức thi viết.

+ Thi vấn đáp: Thay vì phải ngồi thi viết trên giấy, thì với hình thức này, buộc người đăng ký dự tuyển phải trả lời các câu hỏi bằng lời nói (tức là trực tiếp trả lời miệng) các câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra. Thi vấn đáp là hình thức đánh giá năng lực của người dự tuyển nhanh hơn thi viết, đánh giá được thực chất hơn đối với người dự thi. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi chi phí tốn kém, khâu chuẩn bị mất nhiều thời gian, khâu tổ chức phải rất chi tiết, cụ thể và đặc biệt là nhà tuyển dụng cần phải rất công tâm, khách quan trong quá trình tổ chức thi vấn đáp này.

+ Trắc nghiệm: Có thể nói, đây là một hình thức thi đang được nhiều cơ quan, tổ chức áp dụng trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ khác nhau. Hình

thức này nhằm mục đích đo lường nhanh sự hiểu biết, mức độ thông minh và kiến thức tổng hợp của người dự tuyển. Theo đó, hình thức này giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác hơn phương pháp phỏng vấn, vì phỏng vấn dễ mang tính chủ quan. Song, cũng cần lưu ý đến một số nhược điểm của hình thức trắc nghiệmnhư: tính chính xác và độ tin cậy của các loại trắc nghiệm, câu hỏi trắc nghiệm, nguồn tài liệu...

+ Phỏng vấn: Có cơ quan, tổ chức chỉ thực hiện thi viết, thi vấn đáp hay trắc nghiệm rồi nhưng cũng có cơ quan tổ chức áp dụng thêm hình thức phỏng vấn để kiểm tra sâu hơn nhằm đánh giá đúng đắn hơn về trình độ, năng lực thực sự của người dự tuyển để sau khi tuyển dụng có thể giao việc được chính xác. Có thể nói đây là một hình thức để kiểm tra sâu hơn, bổ sung thông tin những người dự tuyển đã qua kỳ thi vấn đáp, thi viết hoặc thi trắc nghiệm (hình thức thi bổ sung), nhằm phục vụ việc phân bổ người mới tuyển vào các vị trí hợp lý hơn.

Tuy nhiên, cũng cần phân định bản chất của hình thức thi tuyển. Qua nghiên cứu, có hai hình thức thi tuyển:

Một là, hình thức thi tuyển để bổ sung biên chế trong hệ thống công vụ. Hai là, thi tuyển để thay đổi trạng thái công vụ của công chức, thay đổi ngạch, bậc và sự đảm nhiệm chức vụ của họ. Trường hợp này chỉ phản ánh sự biến đổi bên trong như sự điều chỉnh không làm gia tăng biên chế. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào trường hợp thứ nhất, tức là tuyển dụng để bổ sung vào biên chế trong hệ thống công vụ của Nhà nước.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thi tuyển công chức và phân cấp tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 39, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị - xã hội.

Nội dung và quy trình thi tuyển công chức thực hiện theo hình thức thi tuyển như sau:

- Xây dựng kế hoạch phương án tổ chức thi tuyển:

Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức lập kế hoạch tuyển dụng gửi về cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức để xem xét phê duyệt theo chỉ tiêu biên chế được giao. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các yếu tố nhu cầu vị trí công tác, chỉ tiêu biên chế, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển tuyển; thời gian cần tuyển được vào cơ quan, đơn vị để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng do cơ quan sử dụng công chức lập, Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ, ngành; Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án tổ chức thi tuyển hàng năm để lãnh đạo Bộ, ngành; tỉnh, thành phố phê duyệt.

+ Nội dung của phương án phải thể hiện được các yêu cầu số lượng người dự thi theo từng vị trí việc làm, thời gian chuẩn bị cho từng thời kỳ tổ chức thi.

+ Chuẩn bị triển khai phương án thi tuyển:

Trên cơ sở phương án tổ chức thi hàng năm được phê duyệt, Vụ tổ chức cán bộ của Bộ, ngành; Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm theo dõi và tổ chức triển khai theo đúng kế hoạch thời gian đã duyệt.

- Thông báo thi tuyển công chức:

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tổ chức tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên các phương

tiện thông tin đại chúng về việc thi tuyển công chức để mọi người được biết và tham gia.

- Thành lập Hội đồng thi; Ban coi thi; Ban chấm thi:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người xin dự thi, cơ quan, tổ chức thi tuyển công chức tiến hành thành lập Hội đồng thi; Ban chấm thi và Ban coi thi. Theo đó:

+ Đối với cơ quan Trung ương: Chủ tịch Hội đồng thi là đại diện lãnh đạo Bộ và các cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc chính phủ. Các thành viên khác trong Hội đồng thi là những cán bộ trong cơ quan Trung ương.

+ Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chủ tịch Hội đồng thi là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thành viên khác trong Hội đồng thi là những cán bộ công chức thuộc cơ quan này.

Sau đó, để đảm bảo kỳ thi tuyển công chức diễn ra đạt kết quả tốt, Hội đồng coi thi phối hợp với các bộ phận liên quan kiểm tra phòng thi thực hiện những thông báo cần thiết và niêm yết công khai để người tham gia dự thi được biết.

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019), trong thi tuyển công chức có 4 môn thi, gồm: Môn Kiến thức chung; môn Kiến thức chuyên ngành; môn Ngoại Ngữ và môn Tin học.

Theo đó, nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức được quy định cụ thể như sau:

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

+ Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần:

Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút;

Phần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1.

Phần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1.

Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

+ Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định.

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.

+ Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:

Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;

Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết.

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày.

+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2.

Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.

- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành:

+ Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo.

+ Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm. + Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.

- Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức theo quy định của pháp luật cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có kết quả điểm thi tại vòng 2 (thi môn nghiệp vụ chuyên ngành) đạt từ 50 điểm trở lên;

+ Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 (thi môn nghiệp vụ chuyên ngành) cộng với điểm ưu tiên (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.

Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật hiện hành còn có những quy định cụ thể về cách tính điểm và điều kiện được miễn thi một số môn. Điều này, tạo thuận lợi hơn trong việc công tác tuyển dụng công chức tránh lãng phí ngân sách Nhà nước chẳng hạn như:

+ Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;

Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.

+ Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán - tin trở lên.

1.2.4.2. Tuyển dụng công chức bằng hình thức xét tuyển

Xét tuyển là hình thức tuyển dụng không qua thi tuyển là hình thức là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đơn vị tuyển dụng lựa chọn công chức không có thông qua những tiêu chí nhất định để phục vụ việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp vùng cao vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức ở vùng dân tộc ít người. Tuyển dụng bằng hình thức này mềm dẻo hơn so với thi tuyển rất nhiều; nó thể hiện chính sách của Nhà nước đối với những đơn vị hành chính, lãnh thổ có điều kiện khó khăn, không thuận lợi giúp cho những vùng đó có được một đội ngũ công chức nhận định. Mặt khác, đảm bảo cho những công dân có lòng nhiệt tình, có nguyện vọng được làm việc được được cống hiến.

Tuy nhiên, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể không phải lúc nào cũng có thể tiến hành bằng hình thức thi tuyển trong tuyển dụng công chức nhất là trong hoàn cảnh nước ta mới thoát khỏi chiến tranh hơn vài thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình phước (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)