7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
a) Một là, Bình Phước là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình khó khăn,
hệ thống hạ tầng giao thông chưa được phát triển một cách đồng bộ; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn một cách tổng thể còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nên khó khăn trong việc bố trí phân công nhiệm vụ trong điều kiện còn thiếu về nhân lực, vật lực.
b) Hai là, việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt
động tuyển dụng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước của đội ngũ tham mưu giúp việc cũng như nhận thức của người dân chưa nghiêm.
c) Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng
được yêu cầu; chưa đồng bộ và việc đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải.
d) Bốn là, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình
quân đầu người còn thấp; trình độ dân trí và nhận thức của người dân còn chưa cao.
2.1.2. Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tỉnh Bình Phước
Theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ, thì hiện nay Bình Phước có 19 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Ngoại vụ.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên (các Bộ, ban, ngành Trung ương).