7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Một bộ phận không nhỏ công chức chưa thực sự chú ý giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư cách, tác phong công tác; thiếu tu dưỡng, rèn luyện học tập thường xuyên, có biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền.
- Một bộ phận không nhỏ công chức có văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ không phù hợp với vị trí chức danh đang đảm nhiệm, có hiện tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thậm chí, có hiện tượng một bộ phận công chức sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và được quy hoạch, bổ nhiệm vào những vị trí cao trong bộ máy Nhà nước… làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ công chức nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung.
- Việc sử dụng công chức không đúng với chuyên môn được đào tạo, không đúng với sở trường và năng lựcthực tiễn dẫn đến hiệu quả công việc thực tế không cao và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng công chức có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiệu… khi giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức và nhân dân.
- Trong thực thi công vụ còn có nhiều trường hợp biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ địa phương, quan liêu, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, có công chức có lúc thiếu tận tụy, thiếu chu đáo trong giải quyết công việc làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền.
- Do xuất phát điểm thấp, được tái lập từ năm 1997 và từ một tinh nông nghiệp đi lên nên một bộ phận công chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thân trách nhiệm, còn biểu hiện tùy tiện trong công tác làm ảnh hưởng đến chât lượng và hiệu quả công tác.
- Do được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên một bộ phận công chức có trình độ chuyên môn thấp, nhất là công chức lớn tuổi, từng có nhiều năm tham gia công tác, công chức là người dân tộc thiểu số. Một số công chức được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp vừa làm vừa học, từ xa, cử tuyển nên đã ảnh hường đến chất lượng và năng lực công tác thực tiễn.
- Một bộ phận công chức có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với vị trí công tác, chưa đạt chuẩn chức danh theo quy định. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước cũng còn nhiều
bất cập, chưa có một kê hoạch tổng thể. Việc đào tạo nhiều trường hợp còn mang tính tự phát, đối phó, hình thức, chủ yếu để đạt chuẩn về bằng cấp mà chưa đạt chất lượng theo yêu cầu vị trí việc làm. Trong đào tạo còn nặng về kiến thức lý luận chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng trong thực thi công vụ phù hợp với vị trí mà công chức đảm nhận.
- Đội ngũ công chức trẻ tuy có trình độ chuyên môn khá tốt, được đào tạo cơ bản, chính quy, nhưng còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm chưa cao… nên cũng phần nào ảnh hưởng đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ mang tính chiến lược của tỉnh còn chưa được chú trọng, còn hình thức, chưa được quan tâm đúng mức, và cũng có hiện tượng quy hoạch cán bộ “treo” hay quy hoạch một đằng, bổ nhiệm một nẻo… nên vẫn còn tình trạng thiếu hụt nguồn cán bộ, công chức kế cận trước mắt và lâu dài…
2.3. Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phƣớc giai đoạn 2012 - 2018
2.3.1. Về căn cứ tuyển dụng và thẩm quyền tuyển dụng công chức
2.3.1.1. Căn cứ tuyển dụng công chức
Tại Điều 3, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định như sau:
“1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí
việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. 2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức. 3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.”.
2.3.1.2. Thẩm quyền tuyển dụng công chức
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 39, Luật Cán bộ, công chức, thì cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức ở cấp tỉnh là: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc quyền quản lý”.
Cụ thể hóa quy định trên, ngày 24 tháng 01 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh Bình Phước. Theo đó, tại Điều 12 quy định Sở Nội vụ là cơ quan Thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công tác tuyển dụng công chức và ra quyết định tuyển dụng công chức và hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức trong các trường hợp luật định, bổ nhiệm ngạch công chức.
Từ khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực thi hành và Chính phủ ban hành các Nghị định, Bộ Nội vụ ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể việc tuyển dụng công chức, đến nay, tỉnh Bình Phước đã 02 lần tổ chức thực hiện việc tuyển dụng công chức là vào năm 2012 và năm 2015 đều theo nguyên tắc cạnh tranh.
2.3.2. Hoạt động tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Bình Phước đã 02 lần tổ chức tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước vào năm 2012 và năm 2015, với những nội dung như sau:
2.3.2.1. Đối tượng dự tuyển
Những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí công tác, yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế hiện còn của các cơ quan, đơn vị, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo... đều được tham gia dự tuyển.
2.3.2.2. Điều kiện đăng ký
Điều kiện đăng ký tuyển dụng được quy định như sau: - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; - Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2.3.2.3. Hình thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước năm 2012 và năm 2015 được thực hiện bằng hình thức thi tuyển.
2.3.2.4. Nội dung tuyển dụng
Các môn thi trong kỳ thi tuyển công chức được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp thi tuyển vào công chức loại D (người có trình độ cao đẳng, trung cấp):
- Môn kiến thức chung: Thi viết thời gian 120 phút;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Thi viết thời gian 120 phút và thi trắc nghiệm thời gian 30 phút;
- Môn tin học văn phòng: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 45 phút.
b) Đối với trường hợp thi tuyển vào công chức loại C (người có trình độ đại học):
- Môn kiến thức chung: Thi viết thời gian 180 phút;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Thi viết thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm thời gian 45 phút;
- Môn ngoại ngữ (Anh văn): Thi viết thời gian 90 phút;
- Môn tin học văn phòng: Thi trắc nghiệm, thời gian thi 45 phút.
* Đối với trường hợp thi tuyển công chức vào vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ hoặc tin học.
c) Người đăng ký dự tuyển công chức phải đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp thi tuyển vào công chức loại C (Trình độ đại học thi vào ngạch Chuyên viên):
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 (Trình độ sơ
cấp A2- tương đương trình độ B) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo
quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Đối với trường hợp thi tuyển vào công chức loại D (Trình độ cao đẳng, trung cấp thi vào ngạch Cán sự):
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 (Trình độ sơ
cấp A1- tương đương trình độ A) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo
quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. + Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
d) Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
- Miễn thi môn ngoại ngữ: Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
- Miễn thi môn tin học văn phòng: Thí sinh được miễn môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
đ) Cách tính điểm:
- Bài thi được chấm theo thang điểm 100. - Điểm các môn thi được tính như sau: + Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
+ Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi gồm: Bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điểm ưu tiên (nếu có).
e) Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức:
- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ các bài thi của các môn thi;
+ Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có kết quả thi tuyển (bao gồm bài thi môn kiến thức chung và môn
nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điểm ưu tiên (nếu có)) lấy theo thứ tự từ cao
xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu đăng ký tuyển dụng, trình độ chuyên ngành theo từng vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Hội đồng tuyển dụng công chức nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định người trúng tuyển.
- Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
g) Hồ sơ đăng ký dự tuyển, gồm có: - Đơn xin dự tuyển (theo mẫu);
- Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản photo có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng chuyên môn, nghiệp vụ và văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Các giấy tờ chứng nhận để xét đối tượng ưu tiên có chứng thực (nếu có);
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển (đối với sinh viên người dân tộc thiểu số diện cử tuyển);
- Hợp đồng làm việc của cơ quan (nếu có);
- Bản sao có công chứng sổ Bảo hiểm xã hội hoặc tờ khai Bảo hiểm xã hội (nếu có);
- Ba phong bì dán tem ghi rõ tên người nhận, địa chỉ và kèm 2 ảnh cỡ 4x6.
h) Quy định ưu tiên trong tuyển dụng:
Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức được quy định như sau:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển.
Sinh viên người dân tộc thiểu số được Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi đào tạo theo diện cử tuyển đã tốt nghiệp, có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công tác, yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị có