7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia.
Tỉnh Bình Phước có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số gần 1 triệu người, mật độ dân số đạt 141 người/km², gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (90 xã, 15 phường và 06 thị trấn) thuộc 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố.
b) Đặc điểm địa hình, đất đai: - Về địa hình:
Địa hình chủ yếu của Bình Phước là núi thấp, đồi và các vùng đất bằng giữa đồi núi.
Phía Bắc và Đông Bắc là cao nguyên, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Địa hình núi thấp có độ cao từ 300 – 600m được hình thành từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối dãy Trường Sơn từ Tây
Nguyên đổ xuống. Dạng địa hình này chủ yếu có ở các huyện Bù Đăng, Bắc Đồng Phú, thị xã Phước Long và số ít ở thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh.
Địa hình đồi và đồi thấp có ở huyện Lộc Ninh, thị xã Bình Long, huyện Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài.
- Về đất đai:
Tỉnh Bình Phước có quỹ đất lớn, chất lượng tốt, trong đó đất đỏ bazan chiếm gần 1/2 diện tích, là điều kiện tốt để tỉnh phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cao su, điều, cà phê, tiêu ...
2.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu, nguồn tài nguyên
a) Về khí hậu:
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng đặc trưng mang khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.045 – 2.325 mm phân phối không đều các tháng trong năm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2oC, nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 – 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 – 32,2o
C.
Nằm trong vùng nhiều nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 giờ - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian nắng ít nhất vào tháng 7,8,9.
b) Về tài nguyên:
- Tài nguyên về di sản văn hóa, nhân văn:
Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa tiền sử lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có
niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử cấp Trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam; Khu căn cứ quân ủy Bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S'tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc... và nhiều địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập...
- Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
- Tài nguyên khoáng sản:
Hiện tỉnh Bình Phước đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
2.1.1.3. Đặc điểm dân cư, dân số và xu hướng phát triển
Cơ cấu dân số chia theo thành phần dân tộc thì toàn tỉnh có trên 44 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó: có 10 thành phần dân tộc có số dân trên 1000 người (người Kinh, S'tiêng, Tày, Nùng, Khơ me, Hoa, Mnông, Dao, Mường và Thái); có 3 dân tộc có số dân từ 500 đến dưới 1000 (Sán Chay, Hmông và Chăm); ngoài ra, còn có một số dân tộc như: người Mạ, Sán Dìu, Chơ Ro, Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn...
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2017 thì mật độ dân số/km2 là 141 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều nhau, có sự khác biệt lớn về dân số giữa các đơn vị hành chính (thành phố Đồng Xoài mật độ 569 người/km2, thị xã Phước Long mật độ 425 người/km2, huyện Bù Đăng mật độ 97 người/km2
, huyện Bù Gia Mập mật độ 73 người/km2, huyện Lộc Ninh mật độ 140 người/km2, huyện Đồng Phú mật độ 97 người/km2
); tỉ lệ dân số tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng có sự chênh lệch rất lớn (tỉ lệ dân số khu vực đô thị chỉ chiếm 21,37%, tỉ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ 78,63%).
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến hiện tại dân số toàn tỉnh là 968.901 người, trong đó dân số khu vực đô thị là 207.026 người chiếm tỉ lệ 21,37% dân số toàn tỉnh; dân số khu vực nông thôn là 761.875 người chiếm tỉ lệ 78,63%.
2.1.1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Là tỉnh có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Nam Bộ, là một trong 8 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long với quốc tế, đặc biệt là với Campuchia.
Đầu năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập. Thời điểm đó, Bình Phước là một trong những tỉnh hết sức khó khăn. Thu ngân sách toàn tỉnh chỉ đạt 176 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 197 USD/năm. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu và yếu. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ. Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, Bình Phước hôm nay đã có nhiều đổi thay, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đạt 13,35%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1,67 lần; công nghiệp - xây dựng tăng gấp hơn chín lần so với năm đầu tái lập.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa X nhiệm kỳ 2015 - 2020 với phương hướng triển khai đã được Đại hội thống nhất thì trong giai đoạn 2015 - 2020 các mục tiêu tổng quát được đặt ra như sau:
"Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; tạo động lực đưa Bình Phước phát triển nhanh, bền
vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân....".
2.1.1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
Từ những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, dân số của tỉnh Bình Phước đã trình bày ở trên, đã có những ảnh hưởng nhất định
đến công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban