Yếu tố về cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo tại tòa án nhân dân tối cao (Trang 42 - 44)

Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2014, nhằm chi tiết hóa một số điều trong Hiến pháp năm 2013 và là bước phát triển mới phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Theo quy định của Luật này, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân có nhiều thay đổi.

Trước đây, ở nước ta có các Tòa án sau: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định (Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, tổ chức Tòa án ở nước ta gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao. - Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. - Tòa án quân sự.

(Điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) [15].

Như vậy, theo Luật mới thì thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tổ chức Tòa án ở nước ta và kèm theo là sự điều chỉnh rất nhiều về quyền hạn, nhiệm vụ của các Tòa án. Trong Tòa án nhân dân tối cao, trước đây có Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự

chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tốc cao (Trong trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) và bộ máy giúp việc. Theo Luật mới thì trong Tòa án nhân dân tối cao không thành lập các Tòa phúc thẩm và các Tòa chuyên trách; Tòa án quân sự trung ương cũng không nằm trong Tòa án nhân dân tối cao. Theo Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

(a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; (b) Bộ máy giúp việc;

(c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Với cơ cấu tổ chức như vậy, Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật mới không có quyền hạn, nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử cũng hẹp hơn trước đây, mà tập trung vào việc tổng kết kinh nghiệm xét xử và một số việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Toà án nhân dân tối cao có quyền hạn, nhiệm vụ sau:

+ Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

+ Giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp do luật định. + Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

+ Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

+ Quản lý các Toà án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

+ Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật. (Một phần thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao trước đây nay sẽ chuyển giao cho Tòa án nhân dân cấp cao (ví dụ tiến hành phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm…) [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo tại tòa án nhân dân tối cao (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)