Các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình đóng góp thiết thực hơn nữa vào công tác giải quyết khiếu kiện, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tích cực đấu tranh với các
âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng khiếu kiện của nhân dân để xuyên tạc, kích động chống Đảng và Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về xử lý các sai phạm có liên quan đến khiếu nại, tố cáo; tăng cường tuyên truyền, biểu dương nhân rộng những điển hình tốt về giải quyết khiếu kiện; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội và các tổ chức thành viên trong công tác hoà giải. Nâng cao chất lượng hoà giải và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hoà giải, góp phần tích cực giải quyết các tranh chấp ngay tại cơ sở. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể quần chúng ở Trung ương và địa phương làm tốt công tác vận động quần chúng đồng tình với chủ trương giải quyết của chính quyền và các cơ quan chức năng trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu kiện theo quy định pháp luật. Nâng cao phối hợp với các cơ quan báo chí nhằm tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng và Nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau với nội dung phong phú về các lĩnh vực: Tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, đất đai, giải phóng mặt bằng, chế độ chính sách, đó là những lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện, qua đó, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, hạn chế khiếu kiện.
3.2.2.7. Xây dựng và ban hành quy chế tiếp công dân
Xây dựng quy chế làm việc phù hợp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiếp công dân tại TANDTC trong việc phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trong tiếp công dân, cung cấp thông tin, tài liệu và giải quyết đơn của công dân, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả tiếp công dân và giải quyết đơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Hiện nay, số lượng đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp gửi đến Tòa án nhân dân ngày càng gia tăng; số lượt tiếp công dân đến khiếu nại tại trụ sở tiếp công dân của Tòa án ngày càng tăng cao. Điều đó cho thấy, quyền dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng được mở rộng và bảo vệ. Mặt khác, cũng cho thấy công tác xét xử, giải quyết các loại vụ án của Tòa án nhân dân còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Điều này đã đặt ra cho lãnh đạo, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhiệm vụ nặng nề trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; kiểm tra, thanh tra hoạt động nghiệp vụ các Tòa án nhân dân cấp dưới; Giám sát, rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán TAND các cấp trong thực thi công vụ…v.v..
Song song với đó, TANDTC triển khai tập huấn, phổ biến, quán triệt các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Quy tắc đạo đức và ứng xử của cán bộ Tòa án; các kiến thức bổ trợ như: Tâm lý học, kỹ năng dân vận, kiến thức quản lý hành chính, kỹ năng áp dụng tin học vào công tác, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong công tác và xã hội… cho toàn thể cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các Tòa án nhân dân.
Mặt khác, TANDTC thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết công tác giải quyết, xử lý các đơn khiếu nại, tố cáo tại Tòa án, kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế trong công tác xét xử các loại vụ án của Tòa án nhân dân các cấp; những vướng mắc trong quy trình tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, đề ra những giải pháp kịp thời khắc phục, sửa chữa để công tác tiếp công dân cũng như hoạt động xét xử của các Tòa án đi vào nề nếp, theo đúng các quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình. Và thông qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp 2013 được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
- Khiếu nại, tố cáo là phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước
Tính chất giám sát của nhân dân đối với Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể hiện ở chỗ, khi khiếu nại, tố cáo nhân dân đã chuyển đến cho cơ quan Nhà nước những thông tin, phát hiện về những việc làm vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, trên cơ sở đó Nhà nước kiểm tra lại hoạt động, hành vi của các cơ quan và các cán bộ của mình, kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm, thậm chí loại trừ ra khỏi bộ máy Nhà nước những người không xứng đáng, làm cho bộ máy Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn không ít hạn chế, yếu kém; vẫn còn những vụ việc giải quyết không đúng chính sách pháp luật, sự phối hợp giải quyết chưa tốt, còn đùn đẩy, công tác vận động tuyên truyền pháp luật còn chưa hiệu quả. Đặc biệt, sự gia tăng các đoàn khiếu kiện đông người, cũng như tình trạng chống đối người thi hành công vụ trong thời gian gần đây là một thực trạng đáng báo động, thể hiện sự phản ứng của người dân đối với hoạt động kém hiệu quả, thiếu trách nhiệm của chính quyền ở một số địa phương về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc người dân dần mất lòng tin
đối với chính sách và bộ máy của Nhà nước, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, để khắc phục những yếu kém này, Đảng và Nhà nước cần có biện pháp coi trọng hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, quan tâm đầy đủ đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; các chính sách có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân phải được triển khai, thực hiện một cách công khai, minh bạch; đồng thời, tăng cường việc tiến hành thường xuyên kiểm tra, giám sát để từ đó kịp thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc trong thực thi chính sách, pháp luật...
- Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước
Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện bản chất dân chủ của xã hội ta, đồng thời là một biện pháp quan trọng, thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Thực hiện tốt công tác này trong thực tế cũng chính là một hình thức thể hiện trực tiếp mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn liền với việc khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những người sai phạm để tạo niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn. Như vậy, có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ là cơ sở và nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
khác của công dân. Đồng thời, đây còn là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Thực hiện pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, tại TANDTC nói riêng, có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ổn định chính trị xã hội, củng cố niềm tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước và cơ quan Tòa án nhân dân.
Trên cơ sở tổng kết hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Tòa án nhân dân trong 5 năm qua, cho thấy bên cạnh kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do nguyên nhân khách quan và chủ quan, cần phải được khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, không để những khiếu nại, tố cáo không đáng có của công dân đối với các phán quyết của Tòa án nhân dân các cấp.
Qua thời gian công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực mà Luận văn đề cập, trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nhưng tác giả đã tích cực, nhiệt tình trong quá trình xây dựng đề cương, soạn thảo Luận văn… Dó đó, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính xin các Thầy, các cô xem xét, cho ý kiến khoa học để tác giả nhận thức rõ hơn, sâu hơn, toàn diện hơn về các vấn đề mà Luận văn đề cập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị 35/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3. Bùi Mạnh Cường và Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp công dân và khiếu nại tố cáo, NXB Chính trị quốc gia.
4. Chính phủ (2018), Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 hướng quy định chi tiết thi hành Luật Tiếp công dân.
5. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
6. Chính phủ (2012), Nghị định số 76/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2012 hướng quy định chi tiết thi hành Luật Tố cáo năm 2011.
7. Chính phủ (2019), Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của quy định chi tiết thi hành Luật Tố cáo năm 2018.
8. Chính phủ (2003), Báo cáo trình Quốc hội số 1329/CP-VII về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2003, Hà Nội.
9. Chính phủ (2003), Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo, Hà Nội.
10. Phan Ngọc Chính (2019), Giáo trình Quy trình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, NXB Tài chính.
11. Vũ Duy Duẩn (2014), Giải quyết khiếu nại, tố cáo – phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong Quản lý hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 09 ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
13. Nguyễn Thị Huệ, Luận văn thạc sỹ luật học, Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, Học viện khoa học
xã hội, Hà Nội.
14. Đinh Văn Minh (2005), Tìm hiểu những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra, NXB Tư pháp, Hà Nội.
15. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 62/2014/QH13,
Hà Nội.
16. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
17. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
18. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
19. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
21. Quốc hội (2013), Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13, Hà Nội. 22. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại năm số 02/2011/QH13, Hà Nội.
23. Quốc hội (2011), Luật Tố cáo số 03/2011/QH13, Hà Nội. 24. Quốc hội (2018), Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, Hà Nội.
25. Hoàng Thị Kim Quế, Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội.
26. Thanh tra Chính phủ (2006), Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình mới, NXB Tư pháp, Hà Nội.
27. Thanh tra Chính phủ (2013), Quy trình tiếp công dân và giải quyết đơn thư của Tạp chí Thanh tra, NXB Thanh niên.
28. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, phản ánh.
29. Thanh tra Chính phủ (2016), Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
30. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, phản ánh.
31. Nguyễn Văn Thâm (2004), Tiếp cận và giải quyết công việc cho dân trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Tiến Thịnh (2007), Công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, NXB Tư pháp, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định số 918/2015/QĐ- TANDTC ngày 28 tháng 6 năm 2015 về tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
34. Tòa án nhân dân tối cao, Tổng kết việc thực hiện Luật tiếp công dân từ năm 2014 đến năm 2018.
35. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2014 đến năm 2018.
36. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Quyết định số 1253/2008/QĐ- TANDTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân.
38. Từ điển hành chính (2003), NXB Lao động xã hội.
39. Trần Văn Truyền (2008), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công