Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN tại đại học quốc gia hà nội (Trang 80 - 84)

quản lý dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN.

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật kể từ năm ngân sách 2017, đã đi vào cuộc sống, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong quản lý NSNN, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vậy, quy trình ngân sách trong Luật đối với đầu tư các dự án trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (trong đó có trường hợp của ĐHQGHN) còn phức tạp, tồn tại nhiều bất cập trên thực tiễn: quyết định dự toán và phân bổ ngân sách còn trùng lắp, chồng chéo và mang tính hình thức.

Việc xây dựng dự toán được bắt đầu từ các trường hoặc Khoa thành viên của ĐHQGHN, trình tự lập và trách nhiệm của mỗi cấp chưa rõ ràng, do đó thường không đảm bảo theo yêu cầu, chậm, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần cùng một cấp, một trình tự. Hơn nữa, quỹ thời gian lập ngân sách, xem xét quyết định ngân sách là rất ngắn nên không đủ đảm bảo quyền dân chủ và chất lượng của dự toán ngân sách, lại mang tính áp đặt nên gây khó khăn cho việc lập dự toán ngân sách chủ động tích cực. Cơ sở tính toán các khoản chi ngân sách chưa có căn cứ khoa học vững chắc. Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu chưa phù hợp, thiếu và chưa đồng bộ.

i) Sửa đổi Luật NSNN, có ba điểm cần được đặc biệt quan tâm: Thiết lập lại kỷ luật tài khóa; giảm thâm hụt ngân sách không phải bằng việc tăng thu (hay tận thu) như hiện nay mà là giảm chi trên cơ sở tăng hiệu quả chi tiêu; các khoản thu vượt dự toán không được dùng để tăng chi tiêu mà phải được dùng để bù thâm hụt ngân sách.

ii) Trong điều kiện ngân sách các cấp vẫn còn lồng ghép như hiện nay và Hiến pháp năm 2013 vẫn trao cho Quốc hội “quyết định dự toán ngân sách nhà nước...” và “phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước...” (khoản 4 Điều 70) thì chưa thể có những cải cách cơ bản trong vấn đề ngân sách. Để giải quyết vấn đề lâu dài, có tính bền vững, cần thiết kế lại hệ thống NSNN theo hướng tách bạch rõ ràng các cấp ngân sách, các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau, tạo quyền chủ động hơn cho các cấp ngân sách trong phân bổ và quyết định chi ngân sách. Từ quy định này, cần phân cấp mạnh cho các bộ ngành, Đại học Quốc gia (trong đó có ĐHQGHN) và chính quyền địa phương, Quốc hội sẽ giao cho địa phương quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương. Quốc hội chỉ xem xét báo cáo quyết định ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền trình lên.

iii) Để đảm bảo tính lâu dài trung ương cần phân bổ số bổ sung có mục tiêu cho các dự án trên cơ sở định rõ tiêu chí, nguyên tắc về bổ sung có mục tiêu gắn với các định hướng và chiến lược phát triển ưu tiên của từng vùng, miền và kế hoạch trung và dài hạn của đơn vị, địa phương. Đồng thời, mở rộng quyền tự chủ của ĐHQGHN trong quyết định chi tiêu: Cho phép ĐHQGHN tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ưu tiên của ĐHQGHN.

iv) Sửa đổi quy định về kiểm soát nguồn vốn đầu tư từ NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT- BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Qua hơn 3 năm thực

hiện, Bộ Tài chính đã 2 lần sửa đổi, bổ sung thông tư này. Cụ thể là Thông tư số 108/2016/TT- BTC (TT108) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT08 và gần đây nhất là Thông tư số 52/2018/TT- BTC (TT52) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT08, TT108. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác thu hồi vốn tạm ứng và số vốn đã thanh toán cho nhà thầu cao hơn số quyết toán được phê duyệt nhưng không thu hồi được. Đồng thời, phải có cơ chế bồi thường vật chất đối với tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sự việc không thu hồi được vốn về cho ngân sách nhà nước [43].

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đấu thầu, đến nay Cục đã ban hành gần 1.100 văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu (xử lý tình huống) cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp… Năm 2018, Cục QLĐT cũng đã tiếp nhận và xử lý 92 văn bản kiến nghị về đấu thầu; chủ trì 6 đoàn kiểm tra công tác ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật về đấu thầu tại 5 địa phương và 1 tập đoàn…[44]. Pháp luật về đấu thầu còn nhiều vướng mắc, cần sửa đổi Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư PPP đang gây khó khăn cho công tác đấu thầu tại ĐHQGHN; Nghị định thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; cần nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật về PPP…

Bổ sung quy định về những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm về bảo đảm dự thầu Luật Đầu thầu 2013 chỉ quy định những hành vi bị cấm trong đấu thầu tại Điều 89, tuy nhiên với những quy định như điều này khó có thể chứng minh những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm dự thầu lại không được quy định chi tiết.

Trong khi đó, bảo đảm dự thầu là một trong những điều kiện của Hồ sơ dự thầu mà được các bên thường xuyên lợi dụng để thông thầu hay gian lận trong đấu thầu. Ví dụ các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu mà không có bảo đảm

dự thầu (mặc dù đây là quy định tối thiểu mà Bên dự thầu nào cũng phải biết), hay trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định bảo đảm dự thầu khác với hồ sơ dự thầu bên dự thầu nộp.

Tuy nhiên để chứng minh được là do Bên mời thầu “trình bày sai một cách cố ý” hay “cố ý cung cấp các thông tin không trung thực” như Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định là một điều khó. Nếu có phát hiện được thì có thể vụ việc đó đã gây thiệt hại rồi, không thể ngăn chặn được. Vì vậy, cần có quy định riêng về hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm dự thầu để có thể kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm. Song song với việc quy định những hành vi trái pháp luật về bảo đảm dự thầu thì các nhà làm luật cũng cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của các bên khi có vi phạm xảy ra, cách thức xử lý vi phạm.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về kiểm toán nhà nước đối với dự án đầu tư từ nguồn NSNN tại ĐHQGHN. Theo Hiến pháp năm 2013, kiểm toán nhà nước là một chế định độc lập. Vai trò của kiểm toán nhà nước là hết sức quan trọng, cần phải tạo ra cơ chế độc lập để kiểm toán nhà nước đủ mạnh, thực quyền trong việc kiểm tra, giám sát và kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, làm trong sạch và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Do vậy, cần thiết phải hoàn thiện nhanh chóng tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước (hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán) hướng tới minh bạch, hiệu quả trong công tác quản lý NSNN trong các dự án của ĐHQGHN.

Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện pháp luật công khai, minh bạch hoạt động giám sát ngân sách nhà nước: Đây thực sự là vấn đề nhạy cảm, vì công khai đến đâu và minh bạch đến đâu luôn là nội dung thắc mắc của nhiều đại biểu Quốc hội và hầu hết người dân. Chúng ta càng rõ ràng, minh bạch hóa cao trong chu trình ngân sách thì mức độ hiệu quả trong quản lý ngân sách càng cao [45].

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, đào tạo tại ĐHQGHN.

i) Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.

ii) Hoàn thiện khung khổ pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài NSNN.

iii) Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục đại học, sau đại học); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN tại đại học quốc gia hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)