Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN tại đại học quốc gia hà nội (Trang 71 - 75)

Thứ nhất, nhận thức về tổ chức quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN nói chung và tại ĐHQGHN nói riêng còn hạn chế nhất định, chưa đồng đều

dẫn đến việc phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở cấp vĩ mô và vi mô chưa đáp ứng yêu cầu, còn chậm; công tác tổ chức thực thi còn vướng mắc.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN quá rộng, liên quan đến nhiều nội dung, các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, tiêu biểu như các văn bản pháp luật về NSNN, đấu thầu, đầu tư, xây dựng, kiểm toán... Hệ thống pháp luật về đầu tư từ NSNN còn quy định cứng nhắc, thiếu thống nhất và ít khả thi trong: tăng, giảm quy mô, tổng mức đầu tư chương trình dự án; điều kiện được bố trí vốn kế hoạch đầu tư từ NSNN trung hạn; điều chỉnh kế hoạch đầu tư từ NSNN; tất cả các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN (bao gồm cả dự phòng ngân sách và vượt thu, kết dư ngân sách) đều phải có quyết định đầu tư trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng nguồn vốn dự phòng ngân sách nhà nước, vượt thu, kết dư ngân sách nhà nước nếu được sử dụng đầu tư cho các dự án khởi công mới cấp bách lại phát sinh ngoài kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm. Do các nguồn vốn này chưa xác định được vào thời điểm lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm nên các dự án này không thể có quyết định đầu tư trước ngày 31/10.

Đặc biệt, pháp luật trong lĩnh vực này nằm ở hàng chục luật, mấy chục nghị định và hàng trăm thông tư, văn bản hướng dẫn khiến công tác nghiên cứu, áp dụng rất khó khăn.

Thứ ba, bộ máy tổ chức quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng, quản lý chưa hiệu quả. Năng lực quản lý của các đơn vị thuộc ĐHQGHN còn những hạn chế. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư còn bất cập, năng lực quản lý chưa đồng đều, các ban quản lý/điều hành dự án thường phải quản lý đồng thời nhiều dự án, cán bộ hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm nên hạn chế về thời gian, tính chuyên nghiệp không cao; cơ chế phối hợp chưa nhịp nhàng, khi phân bổ dự án, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư chưa căn cứ trên kế hoạch phân bổ vốn và không gửi phân bổ vốn cho ĐHQGHN.

Thứ tư, nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN và các nguồn vốn khác chưa đảm bảo về số lượng, tiến độ giải ngân khiến cho nhiều dự án ngưng trệ, triển khai cầm chừng, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện Luật Đầu tư công cũng nảy sinh nhiều vấn đề, khó khăn về quy trình, về thủ tục, về nhu cầu không đáp ứng được đủ vốn và sự co kéo trong bố trí vốn, phân bổ vốn không tập trung, giao vốn chậm, nhiều lần. Bên cạnh đó, nguồn vốn NSNN ngày càng hạn hẹp và có xu hướng giảm dần trong tổng đầu tư toàn xã hội và trong chi tiêu ngân sách. Do vậy, việc tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN còn nhiều khó khăn.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả, một số trường hợp mang tính hình thức. Dự án đầu từ NSNN do nhiều cơ quan quản lý, việc kiểm soát chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thậm chí có khi gây khó khăn cho các đơn vị triển khai thực hiện dự án.

Tiểu kết Chƣơng 2

ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Trong những năm qua, công tác tổ chức quản lý dự án đầu tư từ NSNN tại ĐHQGHN đã đạt được nhiều kết quả trên các phương diện về xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn, chương trình, kế hoạch; đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên cả phương diện tổ chức bộ máy, pháp luật, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quản lý dự án đầu tư từ NSNN.

Tuy nhiên, tổ chức quản lý dự án đầu tư từ NSNN tại ĐHQGHN còn nhiều bất cập: khung pháp lý về đầu tư, đấu thầu, NSNN, xây dựng chưa thống nhất, phức tạp; pháp luật về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai đầu tư, kiểm soát đầu tư... nằm trong nhiều văn bản khác nhau, gây không ít khó khăn cho quản lý và tổ chức thực hiện; tổ chức bộ máy, năng lực quản lý, phân cấp, phân quyền về ngân sách, đầu tư cần phải thay đổi; việc đầu tư ngân sách gặp khó khăn, thu hút vốn xã hội hóa chưa được thông thoáng; công tác kiểm soát còn nhiều hạn chế... Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, bộ máy quản lý quá nhiều tầng nấc, năng lực chưa đồng đều; nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng, chậm và khả năng thu hút vốn chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thực sự phát huy hết tác dụng… Nhận diện đầy đủ, chính xác các nguyên nhân là tiền đề xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý dự án đầu tư từ NSNN tại ĐHQGHN.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TỪ NGUỒN

NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN tại đại học quốc gia hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)