công với cách mạng
Theo giáo trình học viện hành chính quốc gia thì “phƣơng pháp thực thi chính sách là cách thức chủ thể sử dụng để tổ chức triển khai thực hiện chính sách” [3, 112].
Nhƣ vậy ta có thể hiểu phƣơng pháp thực thi chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công là cách thức các cơ quan nhà nƣớc sử dụng để tổ chức thực hiện chính sách ƣu đãi đối với NCC nhằm mục tiêu mà nhà nƣớc đề ra.
Cũng giống nhƣ các chính sách khác đƣợc nhà nƣớc thực thi thì chính sách ƣu đãi đối với NCC cũng sử dụng những phƣơng pháp chung là: phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục, phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp cƣỡng chế cụ thể là:
Một là, phƣơng pháp kinh tế là cách thức tác động đến các đối tƣợng tham gia chính sách bằng lợi ích vật chất, trong thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC phƣơng pháp kinh tế là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng khi thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC trên phạm vi toàn quốc. Nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi về thuế, tạo điều kiện cho các cơ sở của NCC làm kinh tế, vƣơn lên làm giàu nhƣ lời Bác đã dành tặng “Thƣơng binh tàn nhƣng không phế”. Đối với cơ sở tiếp nhận NCC vào làm việc đều đƣợc nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi thuế, cho vay vốn vay ƣu đãi... Đối với con của NCC nhà nƣớc khuyến khích học tập bằng các hình thức hỗ trợ miễn giảm học phí, trợ cấp ƣu đãi hàng tháng khi các em theo học tại các trƣờng giáo dục, đào tạo nghề cũng nhƣ cao đẳng, đại học. Đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác chi trả trợ cấp ƣu đãi cho NCC nhà nƣớc trích một phần kinh phí để bồi dƣỡng...
Hai là, phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục là cách thức tác động lên các đối tƣợng và quá trình chính sách bằng lý tƣởng cách mạng để họ ý thức
trách nhiệm của mình trong việc tham gia chính sách, đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến khi huy động ngƣời dân tham gia vào chính sách ƣu đãi đối với NCC. Nhà nƣớc tuyên truyền về truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc, những hy sinh đóng góp của NCC vì nền hòa bình độc lập của dân tộc. Từ các nội dung tuyên truyền đó giáo dục các thế hệ trẻ biết ơn những ngƣời đi trƣớc, những NCC và họ tự nguyện đóng góp các loại quỹ chăm lo cho NCC nhƣ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ đồng đội”... Những ngƣời dân tự nguyện góp công, góp sức xây dựng, sửa chữa và thăm hỏi, động viên gia đình NCC. Trong những năm qua chính nhờ phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục mà hàng trăm nghìn nhà tình nghĩa đã đƣợc xây dựng và sửa chữa trên phạm vi toàn quốc, hàng trăm tỷ đồng đã đƣợc nhân dân đóng góp để chăm lo cho NCC khi ốm đau, bệnh tật.
Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng với chính bản thân NCC: Đối với nhiều ngƣời chƣa thực sự hài lòng với mức ƣu đãi hiện tại, nhiều NCC có tƣ tƣởng công thần... thì chúng ta phải thuyết phục họ thực hiện chính sách của Nhà nƣớc chứ không thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ kinh tế hay hành chính đƣợc.
Đối với những ngƣời trực tiếp quản lý và chi trả trợ cấp cho NCC thì giáo dục, thuyết phục sẽ giúp cho họ nâng cao ý thức tự giác trong giải quyết hồ sơ, chính sách cho NCC, hạn chế đƣợc những rủi ro, tiêu cực xảy ra.
Ba là, phƣơng pháp hành chính là cách thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tƣợng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nƣớc và phục tùng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng trong chính sách ƣu đãi đối với NCC. Bằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành cách mệnh lệnh hành chính mang tính chất bắt buộc thực hiện
để giải quyết các chế độ chính sách ƣu đãi đối với NCC. Các cơ quan cấp dƣới và bản thân NCC cũng nhƣ nhân dân phải tuân thủ và thực hiện. Phƣơng pháp này mang tính mệnh lệnh, một chiều và bắt buộc thực hiện.
Bốn là, phƣơng pháp cƣỡng chế là cách thức bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trƣờng hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể. Trong thực thi chế độ ƣu đãi đối với NCC thì phƣơng pháp cƣỡng chế phải đƣợc thực hiện để xử lý các sai phạm phát sinh từ đó giải quyết đúng, đủ và kịp thời những chế độ ƣu đãi với NCC đồng thời răn đe, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực phát sinh. Phƣơng pháp cƣỡng chế là phƣơng pháp cuối cùng phải thực hiện khi các phƣơng pháp khác không hiệu quả.
Nhìn chung những phƣơng pháp thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC đƣợc kết hợp với nhau để hạn chế những nhƣợc điểm của mỗi phƣơng pháp đồng thời tạo sự mềm mỏng, linh hoạt cho việc thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC trong thực tế cuộc sống. Không có phƣơng pháp nào là hoàn toàn tối ƣu mà tùy vào điều kiện của địa phƣơng, tình hình dân trí và trình độ của cán bộ thực thi mà áp dụng cho phù hợp.