- Sử dụng hàm số nghịch biến y= 1/x, Trong đó:
2.4.1. Chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, đồng bộ
tại các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, đồng bộ
Mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung trong pháp lệnh ƣu đãi đối với NCC năm 2012 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, tuy nhiên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ƣu đãi đối với NCC vẫn thể hiện nhiều bất cập nhƣ:
Đối với đối tƣợng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì ngƣời còn sống phải có lý lịch mới đƣợc xác nhận,
trong khi ngƣời đã hy sinh, từ trần thì đƣợc sử dụng những căn cứ khác để công nhận nhƣ: Lịch sử đảng bộ địa phƣơng, các giấy tờ, tài liệu lƣu trữ...; chƣa quy định chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa còn sống.
Quy định về vợ liệt sĩ tái giá chỉ đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng, trong khi vợ liệt sĩ tái giá mà có con là Liệt sĩ đƣợc công nhận là Bà mẹ VNAH và đƣợc hƣởng tất cả các chế độ khác nhƣ trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm y tế, điều dƣỡng, hỗ trợ nhà ở, đất ở. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn có nhiều mâu thuẫn về nội dung này dẫn đến ảnh hƣởng đến quyền lợi của đối tƣợng và khó khăn trong thực thi chính sách ở địa phƣơng.
Đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: Theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày đƣợc công nhận trƣớc ngày 01/09/2012 sẽ đƣợc nhận trợ cấp hàng tháng từ tháng 09/2012, tuy nhiên những trƣờng hợp mới làm hồ sơ thì chỉ đƣợc nhận trợ cấp từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ra quyết định. Nhƣ vậy nhiều trƣờng hợp do không biết thông tin hoặc do cán bộ, công chức làm thất lạc hồ sơ dẫn đến chậm kê khai thì chế độ đƣợc hƣởng lại thấp hơn những ngƣời đã đƣợc công nhận và đƣợc hƣởng trợ cấp 01 lần. Mức trợ cấp ƣu đãi đối với ngƣời bị tù, đày thực hiện nhƣ nhau là 850.000 đồng/tháng không phân biệt thời gian ở tù là bao lâu, nhƣ vậy có ngƣời ở tù nhiều năm và ngƣời ở tù 01 tháng cũng trợ cấp nhƣ nhau là không hợp lý.
Việc ủy quyền về thờ cúng liệt sĩ, ký giấy xác nhận về phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng có một số trƣờng hợp là anh em trong gia đình không chịu xác nhận nên việc lập hồ sơ gặp khó khăn. Đồng thời, số tiền phải chi trả cho các trƣờng hợp này thì địa phƣơng cũng lúng túng trong xử lý, vì không thể giao trực tiếp cho đối tƣợng khi còn vƣớng mắc mà cũng không thể giữ lại. Vì vậy, cần có hƣớng dẫn cụ thể trong trƣờng hợp gia đình có tranh chấp.
Mức trợ cấp một lần cho đối tƣợng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn áp dụng mức trợ cấp 120.000 đồng/năm, mức trợ này ít và chậm thay đổi kể từ năm 1995. Trong khi mức trợ cấp của đối tƣợng khác thì thƣờng xuyên đƣợc cải thiện nâng lên.
Ngoài ra việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn Pháp lệnh còn chậm dẫn đến nhiều trƣờng hợp Pháp lệnh có hiệu lực nhƣng mà chƣa đƣợc hƣởng chế độ đã từ trần do không có hƣớng dẫn lập hồ sơ: Pháp lệnh ƣu đãi đối với NCC đƣợc ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012, có hiệu lực ngày 01/9/2012. Đến 09/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định, đến ngày 15/5/2013 Bộ LĐTBXH mới ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành. Tuy nhiên khi thông tƣ hƣớng dẫn thi hành vẫn còn nhiều vấn đề chƣa cụ thể và phải ban hành các thông tƣ khác hƣớng dẫn bổ sung.