Quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

- Sử dụng hàm số nghịch biến y= 1/x, Trong đó:

3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Trung ƣơng

Ngay từ khi đất nƣớc còn chiến tranh, cuộc sống của nhân dân còn nhiều khổ cực, Bác Hồ vĩ đại đã quan tâm và thực hiện những hành động thiết thực vì NCC. Tháng 6-1947, Bác đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm ngày “Ngày Thương binh”. Thực hiện chỉ thị của Ngƣời, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ƣơng, khu và tỉnh họp ở Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên nhất trí lấy ngày 27-7-1947 là “Ngày Thƣơng binh, Liệt sĩ”. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Thƣ gửi Ban Thƣờng trực của Ban Tổ chức ngày “Thƣơng binh toàn quốc” nói rõ ý nghĩa của ngày kỷ niệm và kêu gọi mọi ngƣời có hành động thiết thực giúp đỡ thƣơng binh: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm đau, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy"

Khi đất nƣớc giành độc lập, tiếp tục làm theo tƣ tƣởng của Bác, Nghị quyết Đại hội VI năm 1986 của Đảng chỉ rõ phải “thực hiện tốt chính sách đối

với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng…” [1 - 558].

Đến Nghị quyết Đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những ngƣời có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nƣớc, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và những ngƣời có công với cách mạng”.

Báo cáo về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995 vào năm 1992, tiếp tục nhấn mạnh: “Quan tâm chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng... Củng cố các cơ sở nuôi dƣỡng thƣơng binh nặng và tiếp tục đƣa thƣơng binh nặng về gia đình. Phát triển phong trào xây dựng ngôi nhà tình nghĩa”.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Năm 1994 Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đã đƣa công tác thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng bƣớc sang giai đoạn mới. Theo đó, hệ thống chính sách có nhiều bổ sung, sửa đổi cơ bản. Nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại cũng nhƣ vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, nhƣ vấn đề xác nhận liệt sĩ, thƣơng binh; chính sách ƣu đãi đối với thanh niên xung phong, những ngƣời tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ƣu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, giải quyết hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về ngƣời có công, bảo đảm cho những ngƣời có công với đất nƣớc và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cƣ trú; bồi dƣỡng và tạo điều kiện cho con em những ngƣời có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sĩ...”.

Ngày 01-03-2002, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 80- CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thƣơng binh, liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong giai đoạn mới; tiếp đó, ngày 14-12-2006, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị số 07/CT-TW, về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thƣơng binh, liệt sĩ, ngƣời có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là những chỉ thị quan trọng, khẳng định chủ trƣơng nhất quán của Đảng ta trong việc thực hiện chính sách thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng. Hơn nữa, đó còn là sự thể hiện trách nhiệm, tình cảm của thế hệ hôm nay đối với những thế hệ ông cha đã hy sinh xƣơng máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của dân.

Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đƣợc Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời và gia đình có công với nƣớc”.

Nhƣ vậy chăm lo cho đời sống NCC là một chủ trƣơng lớn của Đảng, của Bác từ những ngày đầu độc lập đến giai đoạn hiện nay và trong mỗi văn kiện của Đảng những quan điểm chỉ đạo về thực thi chính sách ƣu đãi đối với NCC là một nội dung quan trọng không thể thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)