“Nguồn”: có từ gốc là chữ “Nguyên” có nghĩa là “nguồn nước, nguồn gốc, nguồn cội của sự việc” - “Vốn sẵn có như vậy” - “Bắt đầu, đứng đầu…”. “Nguyên” = “Đầu - Bắt đầu - Lớn… - Nguồn nước” [1, tr.547]. “Tạo”: “Chế làm vật phẩm - Bắt đầu - Bày đặt ra - Dựng ra lần đầu - Xây đắp [1, tr.708].
“Tạo nguồn”, hoặc “dự nguồn” là những ngữ định danh (tương đương từ) mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Các thuật ngữ này thường được sử
dụng trong phạm vi (lĩnh vực) công tác tổ chức cán bộ, quản lí hành chính công vụ.
Như vậy, khi nói “nguồn cán bộ” thì từ “nguồn” đã được chuyển nghĩa, mang nghĩa là nơi bắt đầu của công tác cán bộ. “Tạo nguồn” là bắt đầu xây dựng một đội ngũ cán bộ kế cận. Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tức là thực hiện công tác chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt hiện có. Bao gồm các khâu:
- Công tác tuyển dụng
- Công tác bố trí, sử dụng cán bộ
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ - Công tác quy hoạch cán bộ
- Công tác đánh giá cán bộ
Cần lưu ý sự khác biệt giữa thuật ngữ “tạo nguồn cán bộ, công chức” và “đào tạo nguồn cán bộ, công chức”. Trong đó, “tạo nguồn cán bộ, công chức” có ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó bao hàm việc tìm kiếm, tuyển chọn, xây dựng, bồi dưỡng và đào tạo, quy hoạch cán bộ còn “đào tạo nguồn” chỉ là một khâu nằm trong hoạt động “tạo nguồn”. “Đào tạo nguồn cán bộ, công chức” thường hàm nghĩa là một nội dung hoạt động cụ thể với một đối tượng đã được xác định hoặc mặc định có sẵn để đối tượng đó đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để lựa chọn vào các vị trí cán bộ chủ chốt.