Một số vấn đề về cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 50)

1.2.3.1. Khái niệm về cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện

Để hiểu rõ về cán bộ của huyện, cần phải căn cứ vào hệ thống chính trị của nước ta. Hệ thống này là một chỉnh thể thống nhất bao gồm 04 cấp là: Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. Mỗi cấp có vai trò, vị trí và chức năng khác nhau. Trong hệ thống chính trị này, cán bộ chủ chốt là người

đứng đầu của một tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương nhất định. Cán bộ chủ chốt của một tổ chức, đơn vị, địa phương là những người có vai trò quan trọng, nòng cốt của tổ chức, địa phương đó.

Đối với hệ thống chính trị cấp quận, huyện, thị xã (gọi tắt là cấp huyện), có thể gọi đây là cấp lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường, trị trấn (gọi tắt là cấp xã) một cách trực tiếp, toàn diện, sâu sát trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cấp huyện có trách nhiệm phải lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện ngày càng phát triển theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước nhân dân huyện và cấp tỉnh về những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù cùng nằm trong một hệ thống chính trị, là một đơn vị hành chính cấp quận/huyện, song hệ thống cán bộ, công chức huyện có một số khác biệt với hệ thống cán bộ. “Sự khác nhau ở chỗ quận là đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc Trung ương và phường là đơn vị hành chính của quận, huyện là đơn vị hành chính của tỉnh trong đó việc quản lý hành chính cấp quận có sự khác biệt so với cấp huyện” [20, tr 67]. Ví dụ, tại một số quận trên cả nước hiện nay, không còn hoặc còn rất ít người làm nông nghiệp vì vậy không thể sinh ra bộ máy quản lý hoặc đoàn thể phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn giống như cấp huyện được (như phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội nông dân). Vì vậy, sẽ không có đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn, còn cấp huyện hiện nay thì đa phần còn hoạt động nông nghiệp nên còn có đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác nông nghiêp (Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn, Hội nông dân).

Ngược lại, số lượng cơ quan giữa huyện và quận không tương ứng nhau cũng làm cho số lượng cán bộ, công chức của huyện và quận không tương đương nhau. Ví dụ, tháng 11 năm 2008, Quốc hội ra Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 về việc phê duyệt thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Mục đích của việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân là để nhân dân huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức hợp lý lại chính quyền địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương trên cơ sở phân biệt rõ đặc điểm, đặc thù sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa địa bàn nông thôn và đô thị nhằm lựa chọn mô hình và cách thức điều hành, quản lý cho phù hợp. Thực hiện Nghị quyết trên, tại một số quận, huyện trên cả nước đã thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn từ năm 2009 đến nay. Vì vậy, tại các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đó sẽ không có các chức danh lãnh đạo hoặc cán bộ, công chức của hội đồng nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn các phòng hay ban của Hội đồng nhân dân huyện.

Trên cơ sở các yếu tố phân tích trên, có thể hiểu: Cán bộ chủ chốt huyện là những người đứng đầu, giữ vai trò trọng yếu nhất trong hệ thống chính trị cơ sở, quyết định trực tiếp đến việc chấp hành chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước thông qua việc lãnh đạo và tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội tại trong khu vực huyện đó. Cụ thể hơn, có thể xác định cán bộ chủ chốt của huyện là những cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể theo phân cấp quản lý cán bộ, gồm: Bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ Huyện uỷ, ủy viên Ban chấp hành đảng bộ huyện, trưởng, phó trưởng ban các cơ quan tham mưu, giúp việc, Bí thư, Phó

bí thư các đảng ủy khối cơ quan trực thuộc, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, trưởng, phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện và bí thư, phó bí thư cấp ủy; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

1.2.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện

Đội ngũ này vừa người lãnh đạo, vừa người quản lý mọi hoạt động của một bộ máy, một tổ chức, một cơ quan, đảm bảo cho bộ máy ấy vận hành đồng bộ, đúng chức năng, thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần quan trọng làm cho mọi nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả trên địa bàn huyện. Họ có trách nhiệm to lớn trong xây dựng tổ chức, bộ máy, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ đồng bộ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện và các xã, thị trấn.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện là những người vừa chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Trung ương, vừa vận dụng năng động, sáng tạo trong cách làm cụ thể để thực hiện đường lối đó phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng ngành, vừa tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, qua đó, có thể khái quát thành lý luận góp phần cùng các địa phương khác và Trung ương hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển đất nước.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là những người vừa chịu trách nhiệm trước tỉnh, vừa chịu trách nhiệm trước nhân dân trong huyện, những người trực tiếp lĩnh hội mọi nghị quyết, chủ trương chính sách của cấp Trung ương, tỉnh để triển khai quán triệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương; có vai trò quan trọng trong xây dựng chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển toàn diện hoặc trong phạm vi từng ngành, từng lĩnh vực ở địa phương; chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát mọi lĩnh vực hoạt động diễn ra trên địa

bàn theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là những người giữ vai trò trụ cột, quyết định các hoạt động ở đơn vị do mình phụ trách.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện còn là một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ của tỉnh khi cần hoặc khi được điều động bổ sung. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ chủ chốt có quá trình công tác ở huyện, khi được điều động lên tỉnh công tác đã thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, có những đóng góp quan trọng được đánh giá cao.

Tóm lại, đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Huyện uỷ, thường trực ủy ban nhân dân, các phòng, ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn, các đảng uỷ trực thuộc Huyện uỷ. Đội ngũ cán bộ đó có trách nhiệm rất nặng nề, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện trong công cuộc đổi mới và nhất là trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Huyện Hoài Nhơn có phát triển nhanh, mạnh, bền vững trên những lợi thế so sánh để cùng các huyện, thị xã và tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ này.

1.2.3.3. Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp huyện

Cán bộ chủ chốt ở huyện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tập hợp quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên địa bàn huyện. Để đảm bảo đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện đảm nhiệm đúng và đủ vai trò của mình như trên, trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng có đoạn viết: “Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp vững vàng về

chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân” [6, tr.54].

Đại hội lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, trong đó yêu cầu: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân” [2].

Đến Đại hội lần thứ XII của Đảng trong phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2016 - 2020 Đảng ta lại một lần nữa tập trung chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong đó xác định quyền hạn về công tác cán bộ của Đảng là toàn diện và tuyệt đối, trong đó đề ra nhiệm vụ “ Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế chính sách về cán bộ công chức. Đẩy mạnh dân chủ hoá về công tác cán bộ, quy định rõ thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyện môn, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Thực hiện thí điểmtrực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý”[3, tr 180].

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, yêu cầu đặt ra với riêng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm:

Một là, thấm nhuần và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng vào lĩnh vực lãnh đạo quản lý do mình đảm nhiệm và tổ chức thực hiện tốt. Thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm, những nguyên nhân đạt được, hạn chế thiếu sót, yếu kém, bất hợp lý của đường lối, chính sách để góp phần vào việc không ngừng hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Biết tôn trọng dân, lấy dân làm gốc, gần dân. Bí thư, chủ tịch huyện phải là người tiêu biểu cho sự thực hiện dân chủ, công bằng và tự do xã hội theo luật pháp; kiềm chế được tham vọng cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức; xử lý và trừng phạt nghiêm những cán bộ, công chức dưới quyền cửa quyền, hách dịch, hống hách với dân, quan liêu, tham nhũng và có biểu hiện tiêu cực...

Hai là, phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đối với cấp xã, thị trấn; đối với cấp huyện trình độ chuyên môn phải từ đại học trở lên. Đây là tiền đề quan trọng để người lãnh đạo nhận thức được các quy luật khách quan về kinh tế, xã hội và tự nhiên, tiếp thu đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra cho công tác lãnh đạo và quản lý ở cấp huyện trong từng điều kiện, hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra đều dựa vào hai căn cứ: lý luận khoa học và thực tiễn. Người lãnh đạo cao nhất của huyện không có trình độ tri

thức khoa học nhất định không thể tiếp thu và tìm ra phương thức tổ chức, biện pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện đạt kết quả. Trình độ dân trí hiện nay đã được nâng lên và ngày càng cao, bí thư và chủ tịch huyện không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá và khoa học nhất định thì không thể lãnh đạo nhân dân ở địa phương mình thực hiện thắng lợi chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ba là, có năng lực lãnh đạo và quản lý, nhạy cảm về chính trị, hiểu biết về kinh tế, văn hoá, xã hội. Những năng lực trên đây giúp cho người bí thư và chủ tịch huyện cùng tập thể lãnh đạo của mình định ra chủ trương, phương pháp công tác khoa học đúng với thực tế địa phương mình và mỗi khi làm việc gì đều biết tính toán, lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và luôn nắm quyền chủ động với mọi công việc, khắc phục tâm lý, thái độ gia trưởng, hà khắc, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ trong khi chỉ đạo công tác.

Bốn là, phải được đào tạo, trang bị kỹ năng lãnh đạo, điều hành và quản lý hành chính. Kỹ năng lãnh đạo không phải là một dạng bẩm sinh, nó được hình thành qua quá trình tự rèn luyện, tích luỹ qua thực tiễn, tự tu dưỡng và học hỏi những thế hệ đi trước. Đội ngũ cán bộ chủ chốt hàng ngày, hàng giờ phải đối diện và xử lý không chỉ công việc chuyên môn mà còn cả những sự việc khá phức tạp, liên quan trực tiếp đến lợi ích cuộc sống của đông đảo nhân dân. Mọi hoạt động xã hội hàng ngày đều có liên quan đến lợi ích riêng của từng cá nhân, bởi vậy người đứng đầu ở một địa phương, đơn vị phải có nghệ thuật, kỷ năng lãnh đạo để điều hoà những lợi ích ấy một cách hợp lý nhất. Xử lý đúng thì thắng lợi, xử lý sai thì thất bại và sự thất bại đó sẽ lan rộng ra nhanh chóng có khi dẫn đến hậu quả khôn lường và kéo theo những hệ luỵ của nó. Khoa học lãnh đạo và nghệ thuật quản lý, điều hành là điều

kiện cần và đủ để người lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong bất cứ tình huống nào.

1.2.4. Nội dung, phương thức và vai trò công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền cấp huyện

1.2.4.1. Nội dung, phương thức tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền cấp huyện

Xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả HTCT, trực tiếp là của các cấp uỷ, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)