Hoàn chỉnh và cụ thể hóa quy trình quy hoạch cán bộ, công chức chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 104)

Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức Trung ương về “Công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW”, và Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 02/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ theo đúng quy định, quy trình, trong đó chú trọng đảm bảo các điều kiện về thành phần giai cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, cơ cấu độ tuổi; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ; cơ cấu ngành, nghề; trình độ tin học, ngoại ngữ… Trên cơ sở quy hoạch và tiêu chí đánh giá cán bộ, lập phương án dự kiến thay thế độ ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt huyện và xã, thị trấn đến tuổi nghỉ hưu và không đủ tuổi cơ cấu cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”. Trước mắt, phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, mỗi chức danh chủ chốt cần có 3 đến 4 người nằm trong danh sách dự nguồn quy hoạch. Thông qua công tác quy hoạch phải thực hiện kế hoạch đào tạo một cách phù hợp. Tùy theo từng nhân sự cụ thể để bổ sung những chuyên môn còn thiếu.

Trong quá trình quy hoạch cán bộ, cần thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo các nguyên tắc và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quy hoạch. Đối với huyện Hoài Nhơn, cần lưu ý việc thực hiện các bước quy hoạch quan trọng sau đây:

Thứ nhất, về chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Yêu cầu chung là phải tập trung chỉ đạo xây dựng xong quy hoạch cán bộ, công chức của các đảng bộ

trực thuộc, các cơ quan đơn vị trong khối Đảng, chính quyền, Mặt trận - đoàn thể cấp huyện, đảng ủy các xã, thị trấn để làm cơ sở phát hiện nguồn cho cán bộ chủ chốt của huyện.

Thứ hai, phải thực hiện rà soát, đánh giá toàn diện về cán bộ, công chức huyện và các xã, thị trấn. Tổ chức đánh giá khách quan, khoa học và trên cơ sở đó có sự phân loại chất lượng cán bộ, công chức theo hướng: vẫn tiếp tục giữ nhiệm vụ, cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm để hoàn thành nhiệm vụ, không đủ điều kiện để đảm đương vị trí công tác hiện tại. Việc đánh giá cán bộ cũng cần thực hiện đúng theo quy trình: cán bộ tự nhận xét, đánh giá, chi bộ nơi công tác và cư trú nhận xét, tập thể cấp ủy, ban cán sự hoặc lãnh đạo cơ quan nhận xét và cuối cùng được báo cáo trình Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá. Quá trình này phải được thực hiện dân chủ và công khai trong tập thể cấp ủy.

Trên cơ sở đó, bộ phận tổ chức của cơ quan có trách nhiệm căn cứ vào quy hoạch cán bộ, vào kết quả đánh giá cán bộ hàng năm để lựa chọn lập danh sách cán bộ vào dự nguồn quy hoạch. Các bước tiến hành quy hoạch này cần thực hiện theo đúng quy định của Đảng.

Trong quá trình thực hiện việc quy hoạch cần hết sức lưu ý, tránh sự nhầm lẫn giữa tạo nguồn và quy hoạch. Đây là hai bước quan trọng trong quy trình đào tạo và bố trí cán bộ. Vì vậy, hai quá trình này phải tiến hành đồng thời và thường xuyên. Tạo nguồn để quy hoạch, quy hoạch kết hợp với đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn. Quá trình thực hiện phải được xem xét, cân nhắc một cách toàn diện. Cấp uỷ, nhất là người đứng đầu phải công tâm, khách quan, không định kiến thì mới có thể định hướng và làm tốt công tác quy hoạch cán bộ. Có như vậy mới có đội ngũ cán bộ cơ sở chất lượng tốt.

3.2.4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chủ chốt chính quyền dự nguồn huyện Hoài Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho chính quyền huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)