Nội dung, hình thức và tiêu chí thực hiện pháp luật về cư trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 26 - 34)

1.2.3.1. Nội dung

Để pháp luật đi vào cuộc sống đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cá nhân phải thực hiện các hoạt động cụ thể khác nhau, bao gồm:

- Tuyên truyền pháp luật về cƣ trú: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về cư trú nói riêng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về cư trú trong đăng ký tạm vắng, tạm trú cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu; bảo đảm bảo tạo sự thống nhất quản lý Nhà nước về cư trú ở các cấp chính quyền, tạo sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện Luật Cư trú, qua đó đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh nông thôn hiệu quả.

Công tác tuyên truyền đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị giới thiệu, tập huấn chuyên sâu về Luật Cư trú; mở các chuyên trang, chuyên mục trên ấn phẩm của ngành, địa phương, in ấn tài liệu hỏi đáp, hướng dẫn pháp luật về cư trú, cấp phát tờ gấp pháp luật, treo panô, áp phích…..

- Triển khai thực hiện pháp luật về cƣ trú: Công tác triển khai, thực hiện pháp luật trong cuộc sống nói chung và triển khai thực hiện pháp luật về cư trú nói riêng chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan

hành pháp. Đó là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực (Con người, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện luật cư trú) bảo đảm sẵn sàng, phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt, vận dụng để mọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

Luật cư trú được Quốc hội Nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, được sửa đổi năm 2013. Sau khi Luật cư trú được thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 29/3/2007 về việc triển khai luật cư trú, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ công an, các Bộ ngành có liên quan, và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổ chức thực hiện Luật cư trú. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện đúng chức năng có hiệu quả các quy định về thực hiện Luật cư trú.

Các hoạt động cụ thể để thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc về cƣ trú:

- Các hoạt động của Chính phủ: Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú. Thủ tướng Chính Phủ ban hành các Chỉ thị về việc triển khai Luật cư trú, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ công an, các Bộ ngành có liên quan, và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổ chức thực hiện Luật cư trú.

- Hoạt động của Bộ Công an: Các hoạt động của Bộ Công an được quy định tại điều 33 Luật cư trú gồm:

1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú. 3. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về quản lý cư trú trái với quy định của Luật này.

4. Ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về cư trú.

5. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú. 6. Thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.

7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.

8. Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú. [40]

- Các hoạt động của Uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân các cấp trong thực hiện pháp luật về cư trú được quy định tại điều 34 gồm các hoạt động cụ thể sau:

1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương.

2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú.

3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.

4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật. [40]

- Hoạt động của cơ quan đăng ký, quản lý lƣu trú: Các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện các hoạt động được quy định tại điều 35 Luật cư trú gồm:

1. Niêm yết công khai, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.

2. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác đăng ký, quản lý cư trú.

3. Cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đúng thời hạn cho công dân theo quy định của Luật này.

5. Giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú. [40]

- Hoạt động của ngƣời trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cƣ trú: Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú được quy định thực hiện các hoạt động tại Điều 36 Luật cư trú gồm:

1. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.

2. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong khi thực hiện nhiệm vụ phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hoà nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, viết biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó. [40]

1.2.3.2. Hình thức

Trong khoa học luật ở trong nước, cũng như ngoài nước các nhà khoa học đều quan niệm thực hiện pháp luật bao gồm 4 hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Việc phân chia thành các hình thức thực hiện pháp luật là nhằm phân biệt, thấy được đặc điểm, đặc thù của từng hoạt động, còn trong thực tiễn đôi khi những hành thức này lại đan xen, ”lồng chứa” vào nhau. Trong hình thức này lại có hình thức khác, ví dụ trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, chứa luôn cả tuân thủ và thi hành pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật về cư trú, trên cơ sở nhận thức chung về các hình thức thực hiện pháp luật về cư trú, có thể xác định những hình thức thực hiện pháp luật về cư trú bao gồm các hình thức sau:

Tuân thủ pháp luật về cƣ trú: Là một hình thức thực hiện pháp luật về cư trú trong đó các chủ thể pháp luật về cư trú kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động. Như việc nhân dân phải chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng sổ hộ khẩu, không được dùng sổ hộ khẩu đề thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như cho thuê, mượn sổ hộ khẩu ...

Thi hành pháp luật về cƣ trú: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Như việc mọi người dân phải chấp hành các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký thường trú. Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực, ví dụ cá nhân phải tự giác đến cơ quan nhà nước để đăng ký nơi cư trú, tạm trú, khai báo khi vắng mặt.

Sử dụng pháp luật về cƣ trú: Là một hình thức thực hiện pháp luật về cư trú, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Sử dụng pháp luật trong cư trú đó là việc cơ quan nhà nước sử dụng các quyền của mình để thực hiện các công việc được quy định trong luật. Như việc cơ quan công an đăng ký tạm trú cho công dân đến tạm trú trên địa bàn mình quản lý.

Áp dụng pháp luật về cƣ trú:

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.

Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, khi những quan hệ pháp luật với những quyền và nghĩa vụ cụ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ: phát hiện một xác chết trên sông có dấu hiệu bị giết, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, trưng cầu giám định pháp y.

Trường hợp thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví dụ tranh chấp hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trường hợp thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước do các chế tài pháp luật quy định đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Những người có hành vi vi phạm bị xử phạt làm hàng giả, hàng nhái,…

Trường hợp thứ tư, trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. Chẳng hạn toà án tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với một người; tuyên bố không công nhận vợ chồng đối với nam nữ sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền.

1.2.3.3. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về cư trú

Nhìn từ góc độ của lý luận về theo dõi thi hành pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu tổng thể hệ thống quản lý nhà nước về cư trú, hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cư trú phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật về cư trú thực sự đầy đủ, đồng bộ và bảo đảm các điều kiện để tổ chức thi hành các quy định đó theo đúng nội dung của Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy, nhiệm vụ nêu trên có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá về hiệu quả thực hiện pháp luật, vì tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật là tiêu chí để đánh giá tình hình tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, các văn bản điều chỉnh hoạt động cư trú phải được ban hành kịp thời, đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. Thực tế qua triển khai thực hiện pháp luật về cư trú còn nhận thấy một số bất cập như: chưa cthống nhất trong cách hiểu về nội dung của công tác đăng ký, quản lý cư trú; chưa có sự phân biệt về điều kiện đăng ký thường trú áp dụng đối với công dân ngoại tỉnh với công dân ở ngoại thành khi đăng ký thường trú vào các quận nội thành; bất cập trong phân cấp thẩm quyền đăng ký thường trú tại các địa bàn trung tâm; bất cập trong một số trường hợp xóa đăng ký thường trú. Bên cạnh đó, pháp luật trong lĩnh vực cư trú muốn phát huy được hiệu quả trong thực tiễn thì Nhà nước cần phải bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật trong lĩnh vực này, ví dụ như: Hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện thường xuyên; tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác đăng ký tại các văn phòng đăng ký cư trú, cũng như kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho thi hành pháp luật về đăng ký cư trú phải được bố trí đầy đủ.

Thứ hai, bảo đảm thực sự thuận lợi, khách quan và chính xác trong hoạt động đăng ký cư trú. Đây là tiêu chí tiên quyết, quan trọng đối với tổ chức, cá nhân đăng ký cư trú đối với các cơ quan có thẩm quyền trong quá

trình thực hiện pháp luật về cư trú. Một hệ thống đăng ký chỉ thực sự có giá trị, chất lượng nếu như thủ tục đăng ký đơn giản, dễ thực hiện, nhưng chất lượng thông tin đăng ký được cá nhân, tổ chức kê khai, phản ánh trung thực, khách quan trong nội dung đăng ký. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký không được yêu cầu người đi đăng ký cung cấp các giấy tờ, tài liệu không được pháp luật quy định trong hồ sơ đăng ký, đồng thời có trách nhiệm phải giải quyết theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ, cũng như phải ghi lại đầy đủ, chính xác vào Sổ đăng ký nội dung mà người yêu cầu đăng ký đã kê khai. Những thông tin sai lệch, thiếu chính xác sẽ không có giá trị pháp lý. Tiêu chí này đòi hỏi các chủ thể pháp luật phải có ý thức và hành vi tôn trọng sự tồn tại khách quan của thông tin được đăng ký, nghiêm cấm hành vi làm sai lệch giấy tờ, tài liệu chứng minh sự tồn tại khách quan của nội dung có trong hồ sơ yêu cầu đăng ký, cũng như trong Sổ đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. Để thực hiện được tốt tiêu chí này, Nhà nước cần phải có các giải pháp để hỗ trợ và giám sát chặt chẽ việc kê khai, giải quyết hồ sơ đăng ký và lưu giữ kết quả đăng ký trong quá trình các chủ thể thực hiện pháp luật. Theo đó, Nhà nước phải quy định một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, thủ tục đăng ký để mọi người dễ dàng tiếp cận, dễ dàng thực hiện, từ đó ngăn chặn nguy cơ nhũng nhiễu, tham nhũng từ phía các cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Đồng thời, Nhà nước phải tạo lập các thiết chế cần thiết để giám sát, bảo đảm thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật. Về lâu dài, việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này rất cần có sự hỗ trợ của khoa học hiện đại, tránh sự can thiệp trực tiếp của con người vào quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)