Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên, nhưng công tác thực hiện pháp luật về cư trú vẫn còn những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành các quy định, yêu cầu trong quản lý nhà nước về cư trú chưa đáp ứng được yêu cầu.

Sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của một số các ban, ngành trong quản lý nhà nước về cư trú chưa đầy đủ, thậm chí có nhiều nơi cho đây là việc của cơ quan Công an; chưa thấy hết đây là biện pháp quan trọng của Nhà nước để quản lý xã hội, giữ gìn an ninh trật tự nên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời. Tình trạng một số cán bộ, chiến sĩ vi phạm quy định trong quá trình công tác, nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết giấy tờ, nhận tiền từ người dân nhằm giải quyết nhanh các thủ tục hành chính vẫn còn diễn ra.

Một số bộ phân cán bộ công chức xã, phường khi nhân dân đến để giao dịch các vấn đề liên quan đến hộ khẩu, cư trú ... đã không hướng dẫn cụ thể cho nhân dân mà có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhân dân, thậm chí khi hướng dẫn có 05 thủ tục thì chỉ hướng dẫn 04 còn lại không hướng dẫn nhằm mục đích gây khó khăn cho nhân dân để trục lợi, đòi “tiền bồi dưỡng”. Điều này đã tạo nên những ấn tương không đẹp từ nhân dân đối với cán bộ, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền và ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.

Thứ hai, trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về cư trú không đồng đều, có lúc, có nơi còn để xảy ra sai phạm trong cư trú.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân chủ yếu là tuyên truyền qua hội nghị cốt cán tại các xã, phường, đối tượng tuyên truyền là nhân

dân chưa tiếp thu được do các buổi tuyên truyền không thu hút được sự quan tâm, theo giỏi của nhân dân, trình độ nhận thức của nhân dân trên địa bàn còn hạn chế, đặc biệt là một số vùng miền núi, vùng sâu vùng xa có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Do đó, mức độ nhận thức của người dân về các quy định của pháp luật về cư trú còn hạn chế, vẫn còn nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện hoạt động cư trú.

Ba là, hệ thống các văn bản pháp luật cho công tác thực hiện pháp luật về cư trú và quản lý nhà nước về cư trú chưa thống nhất, đầy đủ, vẫn còn nhiều lỗi, lỗ hổng, bất cập, các biểu mẫu phục vụ công tác còn thiếu.

Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về cư trú, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an các xã, phường phải vận dụng nhiều văn bản khác nhau, mỗi văn bản có đối tượng điều chỉnh riêng. Trong thực tế, có nhiều tình huống phức tạp, vấn đề mới nảy sinh nhưng chưa được quy định chặt chẽ dẫn đến tình trạng không dám làm vì sợ trách nhiệm. Mặt khác, nhiều quy định của nhà nước không còn phù hợp với thực tế cuộc sống hoặc có nhiều vướng mắc nhưng không được xử lý kịp thời. Hệ thống các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng người dân, cán bộ lợi dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi.

Một số biểu mẫu phục vụ công tác đang ký, quản lý hộ khẩu chưa được đổi mới theo Thông tư hướng dẫn của Bộ công an như sổ tạm trú (HK09A, HK09B,) các mẫu báo cáo của CSKV như KV8, HK15 ... còn áp dụng mẫu cũ theo Thông tư số 46/2009/TT-BCA(C11), hiện tại phải áp dụng các biểu mẫu theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ công an. Nên trong công tác thống kê, áp dụng vào công tác gặp nhiều khó khăn, chưa đúng với các quy định của pháp luật

Bốn là, việc nắm tình hình, quản lý cư trú đối với người lao động ngoại tỉnh, học sinh sinh viên chưa được thực hiện hiệu quả.

Việc người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên không làm thủ tục thường trú, tạm trú, không khai báo lưu trú vẫn diễn ra phổ biến. Nhiều trường hợp người lao động, học sinh, sinh viên đến nhà người quen, bạn bè ngủ qua đêm nhưng không khai báo, nhiều trường hợp thuê người giúp việc ở trong gia đình CSKV không quản lý được. Công tác hướng dẫn người lao động, sinh viên làm thủ tục cư trú chưa được đầu tư đúng mức.

Năm là, hệ thống trang thiết bị, phương tiện quản lý nhà nước về cư trú hiện nay về cơ bản vẫn còn lạc hậu, thủ công.

Ở một số địa bàn xã, phường, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội hiện nay vẫn đang sử dụng, kế thừa các phương pháp truyền thống như làm bằng tay, sổ sách, giấy tờ. Trong đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú ở một số xã, phường còn hạn chế, nhiều nơi làm còn hình thức, chưa đáp ứng đầy đủ nội dung, yêu cầu công tác cải cách. Tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân vẫn diễn ra. Tại một số xã, phường, việc tổ chức thực hiện các quy định mới của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành luật cư trú có thời điểm chưa thực sự đầy đủ, nghiêm túc, nhất là ở cấp cơ sở; việc kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú cũng chưa thường xuyên, kịp thời. Sự quản lý các thông tin của nhân dân với mô hình thủ công sẽ dẫn đến thất lạc hồ sơ, sai sót nhiều, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính kéo dài, ẩm mốc, mờ thông tin trong hồ sơ lưu.

* Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót:

Một là, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, chính quyền, trình độ một số cán bộ lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an phường, công an các xã chưa còn hạn chế, thực sự chưa tiến bộ.

Một bộ phận cấp ủy, chính quyền, bản thân cán bộ chỉ huy và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội còn coi nhẹ công tác thực hiện

pháp luật về cư trú nên chưa thực sự đầu tư, tập trung quyết liệt vào hoàn thiện hệ thống cơ chế, thắt chặt công tác quản lý, chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ thực hiện pháp luật về cư trú. Đặc biệt, tầm nhìn trong đổi mới phương thức, biện pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính còn chưa thực sự được quan tâm thường xuyên. Việc thực hiện công tác chỉ đạo, công tác quản lý còn mang tính hình thức, chưa chú trọng vào chất lượng, hiệu quả thực hiện. Một số đồng chí chỉ huy chỉ đạo trong công tác quản lý nhà nước về cư trú nhưng vẫn có tư tưởng bảo thủ, không chịu đổi mới. Một bộ phận cán bộ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an phường, cán bộ công an xã chất lượng công tác còn hạn chế, không có trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm công tác, chưa làm chủ được các phần mềm, kỹ năng tin học yếu. Nguyên nhân đó dẫn đến việc làm ẩu, làm chủ quan, qua loa đại khái, cán bộ vi phạm quy định của ngành, quy định của pháp luật, thậm chí một số cán bộ, chiến sĩ còn có tư tưởng đi ngược lại so với các chủ trương đổi mới, tiến bộ trong công tác quản lý. Bản thân một số cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ vẫn có thái độ bỏ mặc địa bàn, làm việc thiếu quyết tâm, tâm huyết, chạy theo thành tích, thiếu chú trọng về nội dung, chất lượng công tác.

Hai là, Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cư trú ở một số địa bàn còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa có tính đột phá.

Có phường chỉ tập trung tuyên truyền trước thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực thi hành, mới tổ chức tuyên truyền những quy định của Luật mà chưa đi sâu giải đáp những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mà người dân quan tâm trong đăng ký cư trú. Do vậy, một bộ phận quần chúng nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong cư trú, ý thức chấp hành pháp luật về cư trú chưa thật sự nghiêm túc. Hình thức tuyên truyền vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu dựa vào các hình thức cũ, lạc hậu, kém hiệu quả. Nội dung tuyên truyền đơn giản, chưa đi đúng nội dung, yêu cầu

của tình hình thực tế. Chưa áp dụng các biện pháp mới trong công tác tuyên truyền như mạng Internet, phim tuyên truyền, phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội để tuyên truyền. Cán bộ, chiến sĩ vẫn nặng tư tưởng quan liêu, coi việc người dân là người phụ thuộc nên có xu hướng kéo sự thuận lợi về phía cơ quan Công an, đẩy sự bất lợi, khó khăn về phía người dân.

Ba là, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về cư trú hiện nay, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn chưa được quan tâm xây dựng, thực hiện rộng rãi, công tác hướng dẫn thống nhất chưa rõ ràng. Các loại văn bản còn có các quy định khác nhau, dẫn đến việc áp dụng các quy định vào giải quyết công việc cho nhân dân còn vướng mắc.

Bốn là, quá trình thực hiện quản lý nhà nước về cư trú vẫn thực hiện dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, một số tồn tại kéo dài nhưng chưa được giải quyết kịp thời.

Thực tế cho thấy, mỗi một nội dung công tác, ở các giai đoạn thời gian cụ thể có sự tăng giảm, tính chất phức tạp khác nhau, trong khi việc quản lý nếu thực hiện dàn trải sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý. Như trong thời gian gần đây, số lượng người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên đến tỉnh Quảng Ngãi rất nhiều, đi lại, cư trú trên các địa bàn phức tạp nhưng chưa được tập trung quản lý chặt chẽ; các thời điểm có nhiều khách du lịch, trong khi việc huy động các lực lượng khác tham gia hỗ trợ lại khó khăn, dẫn đến tình trạng quá tải. Một số vấn đề tồn tại từ nhiều năm nhưng chưa được giải quyết triệt để như việc quản lý hộ, nhân khẩu sinh sống trên mặt nước.

Năm là, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện pháp luật về cư trú chưa được đầu tư, quan tâm thực hiện thỏa đáng.

Mặc dù lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội các cấp đã thực hiện sự chỉ đạo của Công an tỉnh trong tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về cư trú, nhưng thực tế, chưa thu được kết quả cao, vẫn còn nhiều lỗi, chưa triển khai đồng bộ, đặc biệt trong thực hiện thủ tục hành chính về cư trú còn nhiều thủ tục, giấy tờ, người dân còn mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi. Việc áp dụng khoa học kỷ thuật, công nghệ mới dừng lại tại công an thị xã, chưa triển khai xuống tận các phường, xã. Công tác tra cứu thông tin về hộ khẩu, nhân khẩu phục vụ quản lý xã hội cho nhà nước và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm còn chưa kịp thời, thường xuyên. Việc giải quyết các thủ tục còn mang tính thủ công dẫn đến các vấn đề bất cập như lãng phí thời gian, nhân lực, mất, thất lạc dữ liệu.

Sáu là, tình hình di dân cơ học, lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh đến ngày càng nhiều, đa dạng về mục đích, nơi cư trú.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý tiềm năng phát triển kinh tế, Quảng Ngãi đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch từ nước ngoài, trong nước, người lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên cư trú có thời hạn đến địa bàn để thăm quan, làm việc, học tập, gây áp lực lớn cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý chặt chẽ tình hình cư trú, đi lại của công dân. Sự đa dạng về nơi ở, đi lại không chỉ từ tỉnh khác đến mà trong bản thân các huyện, thị xã; giữa các phường, thị trấn, xã; hay trong phạm vi giữa các khu vực dân cư thuộc địa giới hành chính cấp xã có sự thay đổi liên tục. Số lượng người đến, đi trong ngày diễn ra thường xuyên. Cùng với đó là trình độ dân trí, ý thức pháp luật về cư trú của một bộ phận không nhỏ quần chúng còn hạn chế. Với tình hình, sự biến động đó đang gây nên khó khăn lớn cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý tốt tình hình cư trú trong phạm vi địa bàn được phân công quản lý.

Tiểu kết chương 2

Quảng Ngãi đơn vị hành chính lãnh thổ với số lượng dân cư không đông, mật độ dân số toàn tỉnh là 240 người/km2,thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng có những phức tạp nhất định ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về cư trú cả tích cực, tiêu cực, đặc biệt tình trạng lao động nước ngoài, lao động ngoại tỉnh đến các khu kinh tế, khu công nghiệp rất lớn, hiện tại, lao động tại Khu kinh tế Dung Quất trên 13.000 người, Khu công nghiệp Quảng Phú trên 5.700 người, Khu công nghiệp Tịnh Phong có khoảng 2.300 người, vì vậy vấn đề làm sao để thực hiện pháp luật về cư trú mang lại hiệu quả luôn được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện.

Mặc dù, pháp luật về cư trú ngày được hoàn thiện, nhưng cũng còn nhiều bất cập, đó là: sự mâu thuẫn, không thống nhất giữa các văn bản liên quan đến cư trú, quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước, nhiều nội dung của Luật cư trú chưa được giải thích, hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Thực hiện pháp luật vê cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có những mặt tích cực, hạn chế nhất định, nguyên nhân của những hạn chế: pháp luật về chưa đồng bộ, hoàn chỉnh ; phân cấp quản lý vê cư trú chưa thực sự rõ ràng; nhận thức, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý về cư trú còn những hạn chế; cơ sở vật chất, nguồn nhân lực bảo đảm cho quản lý cư trú còn thiếu thốn v.v.

Qua phân tích, đánh giá thực hiện pháp luật về cư trú trên địa tỉnh Quảng Ngãi, học viên đề xuất một số giải pháp ở chương 3.

Chương 3:

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ TỪ THỰC TIỄN

TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Phƣơng hƣớng

Để khắc phục những tồn tại thiếu sót, tiếp tục thực hiện tốt pháp luật về cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, phương hướng trong thời gian tới cần tập trung một số nội dung sau:

Một là, Công an các cấp cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về công tác đăng ký, quản lý cư trú trong tình hình hiện nay, đây là biện pháp quản lý hành chính của nhà nước, thông qua việc xác định cư trú đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú nhằm tăng cường quản lý xã hội và giữ gìn ANTT. Từ đó đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hướng dẫn nhân dân hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật cư trú để nâng cao ý thức pháp luật, tự giác chấp hành và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dânt heo quy định của luật cư trú.

Hai là, Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện tốt các nội dung công tác đăng ký, quản lý cư trú theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về cư TRÚ từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)